"Bật mí" cách ngăn chặn các cuộc mưu sát nguyên thủ (phần 2)

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro cũng là một người khó tính. Do tại Venezuela có rất nhiều kẻ thù tiềm tàng của Fidel nên Cơ quan cảnh vệ đã yêu cầu ông không đến, nhưng Fidel trả lời: “Các anh muốn tôi chết trên giường sao? Tôi phải chết như một nhà cách mạng chết trong trận đánh. Nhiệm vụ của các anh là làm sao để cái chết đến với tôi càng muộn càng tốt”.

Luôn mang theo “công xa bốn bánh” mỗi khi ra nước ngoài

Tôi sẽ giải thích cho mọi người hiểu tại sao mỗi khi công du nước ngoài các lãnh đạo Nga thường mang theo những chiếc xe Zil chuyên dụng chứ không dùng xe của nước chủ nhà. Mọi chuyện bắt đầu từ một lần Tổng bí thư Nikita Khrutsev đến Mỹ và được phía chủ nhà cấp cho một chiếc Cadillac để đi lại. Sau khi kết thúc các cuộc hội đàm với người đồng nhiệm Mỹ, Khrutsev lên xe cùng các bộ trưởng tháp tùng đoàn.

Cận vệ không rời hai nhà lãnh đạo Nga Putin và D.Medvedev dù chỉ một bước
Cận vệ không rời hai nhà lãnh đạo Nga Putin và D.Medvedev dù chỉ một bước

Trong không khí chỉ có “người nhà”, Khrutsev đã vô tư kể lại nội dung cuộc hội đàm và có ý chế diễu người Mỹ “ngốc”. Tuy nhiên, không ai ngờ được rằng trước khi giao xe, các cơ quan đặc vụ Mỹ đã bí mật cài thiết bị nghe trộm trên xe. Khi các nhân viên phản gián Nga phát hiện ra điều này, họ đã lập tức ra hiệu cho Khrutsev “lái” nội dung cuộc trò chuyện theo hướng khác.

Sau vụ ấy, các nhà lãnh đạo Nga quyết định đem theo ô tô riêng đi khắp thế giới để tránh rò rỉ những thông tin mật, đặc biệt là những nội dung khó thương lượng trong đàm phán.

Bản thân tôi sau đó trước mỗi chuyến đi đều nhắc nhở tất cả các thành viên trong đoàn rằng chúng tôi luôn bị nghe trộm ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào, và yêu cầu họ không trao đổi những gì không thực sự cần thiết.

Cận vệ không rời hai nhà lãnh đạo Nga Putin và D.Medvedev dù chỉ một bước.

Nguyên thủ nào khó tính nhất?

- Ai trong số các nguyên thủ quốc tế là người khó tính nhất?

Tổng thống Phần Lan Urho Kaleva Kekkonen. Một lần ông tới thăm Matxcơva và một cận vệ đã được cử làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, có một điều nằm ngoài dự tính là Kekkonen lại rất thích chạy bộ cự li dài vào mỗi buổi sáng. Tình huống này buộc nhân viên cận vệ cũng phải chạy theo, nhưng anh toát mồ hôi mà vẫn không theo kịp Kekkonen, mặc dù được đào tạo bài bản. Cuối cùng chúng tôi phải thay anh ta bằng một cận vệ to khoẻ khác từng là vận động viên nhà nghề về môn chạy cự ly dài.

Một người nữa cũng khó tính là nhà lãnh đạo Palestine Arafat. Ông này không bao giờ đến nơi đúng giờ do nguyên tắc giữ bí mật thời gian.

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro cũng là một người khó tính. Các đồng nghiệp Cuba cho biết họ đã gặp phải tình huống khó khăn khi tháp tùng Fidel đến Venezuela dự lễ nhậm chức Tổng thống nước này. Do tại Venezuela có rất nhiều kẻ thù tiềm tàng của Fidel nên Cơ quan cảnh vệ đã yêu cầu ông không đến, nhưng Fidel trả lời: “Các anh muốn tôi chết trên giường sao? Tôi phải chết như một nhà cách mạng chết trong trận đánh. Nhiệm vụ của các anh là làm sao để cái chết đến với tôi càng muộn càng tốt”.

Trưởng cơ quan cận vệ Cuba còn thừa nhận rằng thậm chí đến ông ta cũng không biết Fidel “thật” ngồi trên máy bay hoặc ôtô nào, vì trong khi di chuyển, Fidel “thật” và người đóng thế thường xuyên bí mật đổi chỗ cho nhau. Người này chỉ biết một điều rằng có tổng cộng không dưới 600 vụ mưu sát nhằm vào Fidel, trong đó có những vụ nhân viên mật vụ nước ngoài bí mật tẩm thuốc độc vào dây thắt an toàn trên ghế máy bay của Fidel. Nhưng Cơ quan cảnh vệ Cuba luôn hoá giải thành công các mối đe doạ.

Phá thành công âm mưu ám sát

- Khi tiếp nhận chức Phó Cục trưởng Cục 9, việc đầu tiên tôi làm là hỏi tài liệu về tất cả các vụ mưu sát nhằm vào các nhà lãnh đạo cấp cao trong suốt thời kỳ Xô-viết. Đơn giản là tôi muốn nghiên cứu những kinh nghiệm của quá khứ. Khi đó tôi biết một điều rằng nhiều tài liệu lưu trữ đã bị huỷ. Hồ sơ mật duy nhất tôi còn nhận được là vụ mưu sát nhằm vào Stalin.

Theo những gì lưu trong đó, Stalin lẽ ra đã bị hại khi đang di chuyển trên xe gắn máy chuyên dụng, tuy nhiên cơ quan phải gián quân sự Liên Xô đã kịp thời phát hiện ra kẻ chủ mưu. Vụ thứ hai, một kẻ bất mãn âm mưu bắn nhà lãnh tụ Liên Xô từ bất cứ vị trí nào có thể. Hắn đã kịp nổ súng nhưng rất may viên đạn đi chệch mục tiêu. Sau tiếng nổ, hắn đã bị bắt tại trận.

Trung bình mỗi năm chúng tôi nhận được không dưới 300 dấu hiệu về việc chuẩn bị các vụ mưu sát nhằm vào giới lãnh đạo nhà nước. Khi đó, biện pháp nghiệp vụ chúng tôi thường áp dụng là thay đổi hành trình hoặc cho 2 xe của Tổng thống xuất phát cùng lúc. Chiếc xe không sẽ đi theo hành trình đã định để đánh lừa kẻ thù tiềm tàng, còn chiếc xe chở Tổng thống đi theo một hành trình bí mật khác.

Bản thân Gorbachev cũng từng là đối tượng của hai âm mưu ám sát bất thành. Vụ thứ nhất, một kẻ có dấu hiệu tâm thần tên là Smonov đã âm mưu bắn Gorbachev trong thời gian diễn ra một cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ, tháng 11/1990. Về sau tên này còn tặng lại tôi một cuốn sách do chính anh ta xuất bản kể về lý do tại sao muốn bắn Gorbachev.

Trước đó, vào năm 1987, một công dân Gruzia đã âm mưu ám sát Gorbachev bằng một khẩu súng lục tự tạo. Nhưng hắn là kẻ kém may mắn vì khẩu súng cướp cò ngay trong túi quần khiến hắn bị thương.

Dưới thời tôi, thành công lớn nhất là việc ngăn chặn kịp thời một âm mưu ám sát Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ngay tại Matxcơva, trong chuyến thăm Liên Xô. Cụ thể vào năm 1988, Cục 9 nhận được thông tin mật về một nhà báo nước ngoài dự định sát hại cả hai Tổng thống Reagan và Gorbachev. Công tác điều tra đã được gấp rút tiến hành và phát hiện tay phóng viên được thuê ám sát bị mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Những kẻ đặt hàng đã thuê anh ta thực hiện “sứ mạng cảm tử” này với số tiền không dưới 6 số không tính bằng USD. Đối tượng trên đã bị bắt giữ kịp thời và bị trục xuất khỏi Liên Xô.

Theo Lanhdao.net

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm