Tòa tuyên khó, thi hành án “bó tay”

Kết quả, tòa tuyên buộc bên có nghĩa vụ liên quan là Nông trường 701 (thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam) phải trả cho hai nguyên đơn trên tổng cộng hơn 34 triệu đồng.

Sau khi đương sự có đơn yêu cầu, Thi hành án dân sự thị xã tổ chức thi hành án thì mới biết Nông trường cà phê 701 đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải thể từ trước khi tòa thụ lý các vụ kiện! Theo Bộ luật Dân sự, năng lực pháp luật dân sự của nông trường cà phê này đã bị chấm dứt kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực. Vậy mà tòa không xác minh, vẫn đưa một nông trường không còn tồn tại vào tham gia tố tụng và ra phán quyết, hậu quả là cơ quan thi hành án phải “bó tay”!

Vụ khác, tháng 9-2004, TAND thị xã Kon Tum xử một vụ án hình sự, tuyên buộc mặt trận tổ quốc, chi đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, ban nhân dân thôn Ngô Thạnh (xã Ya Chim) phải nộp tổng cộng hơn 22 triệu đồng để sung công.

Án có hiệu lực nhưng đến nay Thi hành án thị xã vẫn phải “chịu chết” bởi các tổ chức mà tòa bắt trả tiền này đều không có kinh phí, không có tư cách pháp nhân, lại thường thay đổi về nhân sự. Chẳng lẽ buộc nhân dân, hội viên của các tổ chức trên nộp tiền để thi hành án trong khi họ không liên quan gì đến vụ án? Ở đây chỉ vì khâu xác định tư cách pháp nhân của tòa còn bất cập dẫn đến hậu quả là phán quyết không khả thi.

Có lẽ khi nào vẫn còn những bản án tuyên không phù hợp thực tế như thế này thì khi đó việc giải quyết vấn nạn thi hành án tồn đọng vẫn còn là một bài toán nan giải.

THÀNH YÊN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm