10 thực phẩm dễ bị ngộ độc vào ngày Tết

Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, ăn không ngon, sốt nhẹ, nhức đầu, tiêu chảy mà còn có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nếu nắm được các loại thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc, bạn có thể sơ chế và nấu chúng một cách thích hợp để diệt các mầm bệnh mà không cần phải tránh chúng.

Theo Boldsky, sau đây là các thực phẩm dễ gây ngộ độc, mà bạn cần cẩn thận, nhất là dịp Tết đến xuân về.

1. Các loại rau xanh

Rau xanh rất dễ gây ngộ độc thực phẩm nếu sơ chế  và nấu không đúng cách. Ảnh: Internet

Rau xanh là thành phần không thể thiếu của món salad và trong rất nhiều món ăn khác. Tuy nhiên, một số loại rau xanh như rau diếp, xà lách, cải bắp, cải bó xôi... dễ bị nhiễm bùn, nước bẩn và vi khuẩn. Vì vậy, bạn nên rửa sạch chúng đúng cách (nhất là khi ăn sống) và nấu chín chúng trước khi tiêu thụ.

2. Trứng

Trứng hoặc các thực phẩm chứa trứng sống rất dễ bị nhiễm vi khuẩn salmonella từ vỏ trứng. Vì vậy, nấu chín kỹ trước khi ăn là cách tốt nhất để tránh ngộ độc thực phẩm.

Trứng sống có chứa vi khuẩn salmonella dễ dàng lây lan nhiều nơi. Bạn cũng nên rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với trứng.

3. Thịt

Thịt gia cầm hay thịt bò (thịt đỏ) dễ bị nhiễm khuẩn salmonella và staph, nó sẽ gây bệnh nếu không được tiêu thụ đúng cách. Không bao giờ tiêu thụ thịt chưa nấu chín, thay vào đó hãy đảm bảo bạn đã nấu chín kỹ thịt của mình.

4. Cá ngừ

Cá ngừ bị nhiễm chất scombrotoxin gây ra tấy đỏ mắt, nhức đầu và chuột rút. Nếu cá ngừ được bảo quản ở 60 độ sau khi đánh bắt, nó có thể giải phóng độc tố không thể bị phá hủy ngay cả khi nấu chín. Vì vậy sử dụng cá tươi, rõ nguồn gốc là cách tốt nhất tránh ngộ độc.

5. Khoai tây

Khoai tây tươi được nấu chín đúng cách sẽ không gây ra bệnh tật. Khoai tây được trồng dưới đất và cần được sơ chế sạch trước khi chế biến. Không ăn salad khoai tây vì chúng có thể gây nhiễm trùng chéo.

6. Pho mát

Pho mát nếu không bảo quản đúng cách có thể gây ngộ độc. Pho mát có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn như salmonella hoặc listeria, có thể gây sẩy thai.

7. Cà chua

Cà chua nếu bảo quản trong một thời gian dài bên ngoài có thể bị hư hỏng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và nhân lên, hãy rửa cà chua với nước sạch. Nấu chín kỹ trước khi ăn thay vì ăn sống.

Cà chua xanh có chứa chất độc solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…

8. Giá đỗ, rau mầm

Giá đỗ và các loại rau mầm là một trong số món ăn được những người yêu thích. Hạt mầm được coi là thức ăn lành mạnh, tuy nhiên do phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ướt, chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch và đường tiêu hóa yếu không nên sử dụng loại thực phẩm này.

9. Động vật có vỏ

Động vật có vỏ như hàu, cua, tôm và tôm hùm thường chứa vi khuẩn có hại có thể gây ngộ độc thực phẩm nếu nó không được nấu đúng cách.

10. Quả mọng

Các quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây và việt quất có thể gây ngộ độc thực phẩm. Tại sao? Đây là những quả có chứa các khe nứt vì vậy dễ dàng là nơi cư trú của vi khuẩn. Những khe nứt này chứa đầy dư lượng thuốc trừ sâu, vi khuẩn và bụi bẩn dư thừa. Vì vậy, bạn cần phải làm sạch chúng đúng cách trước khi tiêu thụ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm