Những loại thịt nhập khẩu giá rẻ làm người dân lao đao

1. Thịt gà

Gần đây giá đùi gà Mỹ nhập tại  cảng Việt Nam với giá chỉ khoảng 0,5 USD/kg, tương đương hơn 11.000 đồng/kg. Với giá này làm người chăn nuôi rất khốn đốn, nếu tình trạng này kéo dài người chăn nuôi khó trụ nổi.

 Giá đùi gà Mỹ nhập vào VN với giá chỉ khoảng 11.000 đồng/kg. Ảnh: Internet

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT, cho biết: Giá đùi gà Mỹ nhập khẩu ngày càng rẻ chủ yếu do Mỹ và một số nước trên thế giới chỉ ăn ức gà, sản phẩm ức gà đắt nhất. Trong khi các sản phẩm như cổ, cánh, chân, đùi, lòng mề gà… thì người tiêu dùng các nước này ít ăn hơn. Vì vậy họ giảm giá những sản này để bán được hàng. Tuy nhiên, cũng có thể các doanh nghiệp nhập khẩu loại thịt gà sắp hết hạn sử dụng nên có giá rẻ như thế.

2. Thịt heo

Những tháng gần đây, thịt heo trong nước giảm giá nghiêm trọng. Hàng ngọai nhập vào Việt Nam với giá trung bình chỉ khoảng 27.000 đồng/kg. Với giá này rẻ hơn rất nhiều so với giá ở một số siêu thị trong nước. Vì bán với giá rẻ như thế nên các cửa hàng thức ăn rất chuộng.

Hàng ngọai nhập vào Việt Nam với giá trung bình chỉ khoảng 27.000 đồng/kg. Ảnh: Internet

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thời gian gần đây lượng thịt heo nhập vào Việt Nam tăng  gần 16% về lượng và 21% về trị giá so với cùng kỳ. Trong đó, chủ yếu là phụ phẩm sau giết mổ của heo tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh với giá bình quân 21.000 đồng; thịt heo tươi giá khoảng 35.900 đồng một kg.

3. Thịt bò

Theo khảo sát thịt bò Brazil được bán qua mạng ở các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác.

Qua khảo sát trên một số trang mạng giá bán thịt bắp bò nhập từ Brazil có giá mua nguyên thùng 20kg là 145.000 đồng/kg, gầu bò và nạm bò đồng giá 130.000 đồng/kg.

Thịt bò Brazil được bán qua mạng. Ảnh: Internet

Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2017 đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 3.000 tấn thịt và sản phẩm thịt từ Brazil. Cục Thú y khẳng định: “Tất cả các lô hàng thịt nhập khẩu từ Brazil vào Việt Nam đều được lưu giữ tại khu vực cảng nhập, sau đó các cơ quan thú y cửa khẩu tổ chức kiểm soát chặt chẽ, lấy mẫu xét nghiệm từng lô hàng, nếu kết quả xét nghiệm bảo đảm an toàn thực phẩm mới được phép nhập khẩu”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm