Những sai lầm không ngờ tới khi nấu cơm

1.  Ăn gạo mốc

Nhiều bà nội trợ vì lý do tiếc của mà sử dụng lại gạo mốc bằng cách vo nhiều lần và vo thật kỹ. Tuy nhiên, theo BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, điều này vừa mất đi chất dinh dưỡng có trong gạo, lại vô cùng gây hại cho sức khỏe. BS Diệp lý giải: "Nếu gạo có biểu hiện mốc thì đương nhiên chúng ta phải bỏ bởi nguy cơ ảnh hưởng rất cao đối với sức khỏe, chứ không phải chúng ta thấy mốc thì vo kỹ, vo thật sạch. Cần phải lưu ý rằng nếu gạo có biểu hiện mốc thì bản thân nó không nằm ở vỏ mà những vi nấm đó đã nằm từ trong thân của gạo, những vi nấm gây nấm mốc thì có khả năng sinh ra ung thư cực kỳ cao”.

2. Vo gạo quá kỹ

Nhiều người vẫn nghĩ rằng vo gạo càng trắng càng ngon. Tuy nhiên, đây cũng chính là thói quen sai lầm bởi nó làm mất đi dinh dưỡng có trong gạo. BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, cho biết ngoài thành phần chính là carbohydrate thì trong gạo còn có một số loại vitamin như vitamin nhóm B, các chất khoáng ví dụ như canxi. Các chất dinh dưỡng này thường nằm tập trung ở phần vỏ cám của gạo, nếu chúng ta chà xát rất mạnh vào gạo thì chỉ còn carbohydrate, còn các loại vitanim chất khoáng có ở trong gạo sẽ bị mất đi. "Như vậy chúng ta sẽ bị giảm đi mất lượng vitamin, cũng như chất khoáng đã có. Do đó khi vo gạo chúng ta chỉ nên vo một cách tương đối, không cần vo quá sạch trừ khi chúng ta không đảm bảo gạo này có sạch hay không. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, việc chế biến sau thu hoạch cũng như bảo quản lưu trữ liên quan đến gạo đã rất là tốt" - BS Diệp đưa ra lời khuyên.

Vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi một lượng chất dinh dưỡng có trong nó. Ảnh: Internet

Cũng theo những kết quả nghiên cứu trước đó, hạt lúa khi xay xát thành gạo đánh mất nhiều vitamin và các chất vi lượng quan trọng khác, dù cho gạo vẫn còn giữ nhiều chất protein so với các loại ngũ cốc. Và khi ta vo mạnh nhiều lần như thế lại thêm một lần nữa lấy đi lượng lớn các chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo. Lượng sắt, kẽm bị mất đi đo đạc được trong hạt gạo trước và sau khi cơm chín là 79,9%-96,5%. Các vitamin nhóm B cũng bị mất đến 70%-95% trong quá trình xay xát, vo gạo.

3. Gạt bỏ nước cơm

Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ vô tình làm mất đi một lượng vitamin B và các chất dinh dưỡng khác.Trong nước cơm có các tinh chất rất tốt giúp ngăn ngừa viêm dạ dày, đường ruột và nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

4. Nấu cơm bằng nước lạnh

Nấu cơm bằng nước lạnh là thói quen nhiều người thường làm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu nấu bằng nước sôi hoặc nước ấm sẽ giúp hạt gạo chín nhanh, lượng dinh dưỡng cũng ít bị mất đi mà lại tiết kiệm thời gian nấu nướng.

4. Không rửa sạch tay trước khi vo gạo

Đây là một trong những sai lầm thường gặp nhất và ít được các bà nội trợ quan tâm. Tuy nhiên, hằng ngày đôi tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn, chất bẩn. Thậm chí, theo một nghiên cứu tại Mỹ, trung bình có tới 1.500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế, việc không rửa sạch tay hoàn toàn có thể chính là con đường bạn truyền vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.

5. Để cơm chín quá lâu mới sử dụng

Để cơm chín quá lâu rồi mới dùng khiến cơm mất đi độ ngon vốn có. Ảnh: Internet

Nhiều người vì bận rộn mà cắm cơm từ sáng sớm để dùng cho bữa trưa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chất lượng cơm của bạn giảm sút, không còn tơi xốp và ngọt như cơm mới chín. Theo một số lời khuyên thì cơm chín khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm