À Ra Thế kỳ 4: Bị từ chối yêu cầu ‘để lại toàn bộ tài sản’

Bạn đọc Thạch Thị Quất Thi (Trà Vinh) phân tích Bộ luật Dân sự 2005 bắt buộc nội dung di chúc phải ghi rõ: “Di sản để lại và nơi có di sản”. Cạnh đó, Luật Công chứng cũng quy định khi có yêu cầu công chứng, chứng thực di chúc, người lập di chúc phải chứng minh tài sản của mình là hợp pháp và có thật. Cùng quan điểm, bạn đọc Ngô Quang Sáng, công tác tại Công an huyện Phú Riềng (Bình Phước), bổ sung thêm: “Nếu sau này vợ chồng anh A có tài sản khác được tạo lập, nguồn gốc rõ ràng, chứng minh hợp pháp thì có thể bổ sung vào bản di chúc bất cứ lúc nào”. Do vậy, CCV từ chối yêu cầu của vợ chồng anh A là đúng quy định.

Ngược lại, bạn đọc Triệu Trọng Đức (Đồng Tháp) cho rằng “những tài sản khác được tạo lập sau này” là một dạng tài sản hình thành trong tương lai nên không thuộc trường hợp từ chối công chứng.

Xin quý bạn đọc nhớ, ngoài việc đưa ra nhận định và viện dẫn quy định pháp luật cần phải đưa ra dự đoán số người có đáp án đúng. Vậy nên bạn đọc nào thấy đáp án mình gửi chưa đảm bảo đủ ba yếu tố trên thì bổ sung lại nhé.

Tình huống của À Ra Thế kỳ 4: Vợ chồng anh A đến văn phòng công chứng lập di chúc để lại tài sản cho đứa con nhỏ. Tại đây, hai vợ chồng đưa ra giấy tờ nhà, giấy tờ xe và sổ tiết kiệm để yêu cầu CCV lập di chúc. Cẩn thận hơn, vợ anh A còn yêu cầu CCV ghi vào văn bản di chúc câu “và những tài sản khác được tạo lập sau này”. Tuy nhiên, CCV cho biết chỉ có thể công chứng các tài sản: nhà, xe và sổ tiết kiệm. Riêng câu “và những tài sản khác được tạo lập sau này” thì CCV không thể chứng được. Không đồng ý, anh A cho rằng CCV từ chối vậy là sai. Bởi từ giờ cho đến khi di chúc phát sinh hiệu lực, chẳng lẽ mỗi khi hai vợ chồng có thêm tài sản lại phải đi công chứng lại di chúc. Từ đó, anh A đề nghị CCV chỉ cần ghi thêm câu “để lại toàn bộ tài sản” là được rồi. Thế nhưng một lần nữa CCV vẫn từ chối thực hiện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm