Đủ xài thoải mái là hay nhất...

Chuyện ấy đã trôi qua gần 10 năm nhưng nỗi ám ảnh chuyện vợ chồng khiến tôi không dám lập gia đình lần nữa. Mãi đến năm ngoái tôi quen một người, anh ấy đặt vấn đề nghiêm túc, tôi thấy mình cũng đã lớn tuổi nên chấp nhận. Chúng tôi chỉ đăng ký kết hôn và dọn về sống chung chứ không tổ chức cưới.

Với ông xã bây giờ, tôi thấy rất hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải lần nào vợ chồng gần gũi tôi cũng thỏa mãn mà đôi khi thấy… thiếu thiếu một chút, cần ông xã nỗ lực thêm một chút thì sẽ hoàn toàn vui vẻ. Thế nhưng tôi không dám nói vì sợ anh ấy đánh giá này nọ. Có phải tôi đã “nhịn” quá lâu nên bây giờ có nhu cầu “ăn trả bữa” như người mới ốm dậy? (minhthu…@gmai.com).
Bạn thân mến!

Khi lập gia đình lần đầu, có lẽ do các bạn còn quá trẻ, thiếu cả kiến thức lẫn kỹ năng nên không duy trì được hạnh phúc gia đình. Đối với nhiều chị em, việc bị cưỡng ép tình dục hoặc tình dục không thỏa mãn sẽ là một vết thương lòng mà muốn chữa lành đòi hỏi phải có thời gian cũng như nhiều liệu pháp tâm, sinh lý khác.
 
Trong đời sống vợ chồng, tình dục  giữ một vai trò hết sức quan trọng nhưng quan trọng thế nào, thì tùy vào nhận thức của mỗi cặp đôi. Tình dục có hai chức năng chính là duy trì nòi giống và kết nối hai con người khác phái trong một quan hệ gọi là “cho - nhận”. Thời xa xưa, khi xã hội còn đối xử bất bình đẳng đối với phụ nữ thì chức năng duy trì nòi giống là chủ yếu của tình dục (hay hôn nhân). Chính vì vậy, có không ít người phụ nữ bị xem là “cái máy đẻ” cho gia đình chồng. Họ không có quyền bình đẳng ngoài xã hội và cả khi lên giường.

Ngày nay thì mọi chuyện đã khác. Tình dục trong  tình yêu, hôn nhân phải hài hòa giữa cho và nhận. Có nhiều cặp vợ chồng ra tòa ly dị chỉ vì một lý do rất khó nói: đó là do người chồng… cho ít quá hoặc cho nhiều quá! Như vậy, có thể thấy rằng, chuyện đó rất quan trọng trong cuộc sống vợ chồng nhưng cho bao nhiêu và nhận bao nhiêu thì chỉ người trong cuộc là rõ nhất. Mà muốn biết rõ thì cách duy nhất là hãy mở lòng với nhau.

Cái cảm giác “thiếu thiếu một chút” mà bạn đề cập chính là ở chỗ này: Cho và nhận chưa gặp nhau. Có lẽ ông xã hơi nhanh, còn bạn thì lại chậm, nhưng chỉ là một chút thôi chứ không nghiêm trọng lắm. Tuy vậy, cũng phải nói với nhau để cả hai cùng tìm giải pháp khắc phục. Bạn nên nói cho ông xã biết chứ đừng giữ trong lòng, đừng hi vọng anh ấy “chỉ nhìn vào mắt là biết vợ muốn gì”. Chuyện đó chỉ đúng khi hai người đang hẹn hò, chứ một khi gạo nấu thành cơm rồi thì các anh sẽ không còn thời gian và tâm trí để… lãng mạn như vậy nữa!

Một điều cần lưu ý là, khi vợ chồng gần gũi thì ngôn ngữ lời nói thường ít phát huy tác dụng mà khi ấy, ngôn ngữ của hành vi, cử chỉ, ánh mắt… sẽ “lên ngôi”. Tốt nhất là bạn nên đồng thời sử dụng nhiều thứ ngôn ngữ để phát đi tín hiệu cho anh ấy thấy rằng, bạn cần anh ấy kéo dài thêm một chút nữa để cả hai cùng về đích vui vẻ.

Kinh nghiệm của những cặp vợ chồng được xem là hòa hợp trong chuyện gối chăn thì cũng không phải ngay những lần đầu đã tìm được sự đồng điệu. Trong thực tế, thường có sự “so le” khi về đích, người nhanh, kẻ chậm; người đến, kẻ chưa… Do vậy, nếu đã là bạn đồng hành thì phải dìu dắt, nâng đỡ, chờ đợi nhau để cùng về đích. Bạn không nên xấu hổ, e ngại bởi chuyện gối chăn đâu phải của riêng mình?

Cuối cùng, bạn đừng có suy nghĩ phải “ăn trả bữa” sau trận ốm. Bởi chuyện ấy cũng giống như tiền bạc, quá nhiều hay quá ít đều không tốt, đủ xài thoải mái là hay nhất.
Theo Chuyên gia tư vấn Vũ Kim Khôi (NLĐO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm