Chính phủ sẽ khắc phục khuyết điểm như thế nào?

Tuy nhiên, giá thuốc tại nhiều TP lớn vẫn tiếp tục tăng. Thuốc kháng khuẩn Rodogyl từ 63.000 đồng/hộp tăng lên 68.000 đồng/hộp, thuốc trị tiểu đường Diamicron từ 118.000 đồng/hộp tăng lên 125.000 đồng/hộp... Chưa hết, phân bón, thép và xi măng liên tiếp tăng giá, gây rối loạn thị trường.

Lúc này, nếu các mặt hàng trên chưa ảnh hưởng trực tiếp đến gia đình tôi thì giá gạo đang làm chất lượng bữa ăn của cả nhà tụt xuống thê thảm. Loại gạo mà gia đình tôi vẫn thường ăn từ 10.000 đồng/kg tăng 22.000 đồng/kg (mấy bữa “sốt” gạo bất thường) và nay mặc dù đã hết “sốt” vẫn đứng yên ở mức cao là 17.000 đồng/kg. Giá này không “nhúc nhích” cả tuần nay và theo lời người bán thì “không lên thì thôi chứ không xuống nữa đâu!”. Tôi lo quá! Nếu chuyển sang loại gạo rẻ tiền hơn thì sợ khó ăn, nhưng nếu tiếp tục ăn loại gạo với mức giá trên, tôi buộc phải giảm các khoản chi tiêu dành cho thức ăn, thức uống khác...

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ có nhiều khuyết điểm làm ảnh hưởng đến lạm phát. Đáng chú ý là công tác dự báo kém, chưa phân tích và định liệu được những khó khăn thách thức mới; nhiều chính sách, giải pháp “nhạy cảm” nhưng thiếu tính khả thi... Thấy được nguyên nhân yếu kém cũng đồng nghĩa với việc nhận ra giải pháp khắc phục? Trong các vụ tăng giá, nhiều cơ quan chức năng đã “đánh hơi” có yếu tố đầu cơ. Tới đây, Chính phủ sẽ tính toán thế nào và có những biện pháp gì để tém dẹp nạn đầu cơ, kiềm chế tốc độ tăng giá, bảo đảm an sinh xã hội?

Cử tri mong mỏi Quốc hội có kế sách hữu hiệu để giúp mọi người vượt qua được đợt khủng hoảng này.

Nguyễn Trường Tài (Gò Vấp)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm