Cuộc thi Công dân và bầu cử: Ngày hội bầu cử, nhanh tay rinh giải!

Đề kỳ 5 có vẻ không khó nên hộp thư điện tử và email của ban tổ chức liên tục có thư mới. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thấy có bạn trả lời… trật ở câu 1! Bạn Đặng Thị Hồng Liên ở quận Tân Bình tức cảnh làm thơ, gửi gắm đến các đại biểu sẽ trúng cử trong đợt tới:

“… Gửi người đắc cử muôn vàn tình thương

Trước là cán bộ bình thường

Nay được trúng cử phải thương dân nhiều…”

Tiếc là bạn Liên chỉ làm thơ mà không giải đáp đề thi.

Vẫn với phương châm vui là chính, giải thưởng là… 10, bạn hãy nhanh tay giải đề kỳ 5, gửi sớm để được điểm cộng khi có nhiều người cùng điểm, cùng số dự đoán...

Vẫn như các kỳ thi trước, bạn có thể gửi bài dự thi thông qua một trong các hình thức:

- Dự thi trực tiếp trên giao diện của báo điện tử Pháp Luật TP.HCM (http://plo.vn/thi-do-bau-cu.html);

- Gửi email về hộp thư thidobaucu@phapluattp.vn;

- Gửi bài dự thi qua bưu điện theo địa chỉ: Báo Pháp Luật TP.HCM, 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình, TP.HCM (Ghi rõ bài dự thi Công dân với bầu cử);

 - Bài dự thi được thực hiện bằng tiếng Việt, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email để tiện liên lạc.

- Mỗi cá nhân chỉ được tham gia một bài dự thi cho mỗi kỳ thi.

Cơ cấu giải thưởng cho mỗi kỳ thi:

- 01 giải nhất: 1.000.000 đồng/giải.

- 01 giải nhì: 800.000 đồng/giải.

- 02 giải ba: 500.000 đồng/giải.

Mời xem chi tiết thể lệ cuộc thi trên báo điện tử

Pháp Luật TP.HCM tại địa chỉ: http://plo.vn.

• Ban tổ chức đang tích cực phân loại, chấm điểm bài dự thi kỳ 4 và sẽ công bố người trúng giải vào thứ Sáu (20-5) tới.

Đề thi kỳ 5:

Câu 1: Bạn hãy cho biết cách thức bỏ phiếu nào dưới đây là đúng?

a. Cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử;

b. Cử tri không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu;

c. Cử tri không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu;

d. Cả a, b, c đều đúng.

Câu 2: Bạn hãy nêu một trong những nguyên tắc của việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. (Dẫn điều luật và phân tích không quá 200 chữ về nguyên tắc ấy).

Câu hỏi phụ: Theo bạn, có bao nhiêu người dự thi trả lời đúng câu 1?

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

(PLO)- Để tránh vướng nợ xấu khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thẻ phải có kế hoạch chi tiêu thông minh, thanh toán nợ đúng hạn…