Giải tỏa dư để chỉnh trang đô thị

Ngược lại, một vài cá nhân khác (và trong nhiều trường hợp thì không hề có những người chủ đất đã bị thu hồi đất) lại tự nhiên hưởng lợi ngon ơ.

Như ở dự án khu dân cư An Lạc - Bình Trị Đông (quận Bình Tân), từ khi khởi động đầu tư, giá đất nông nghiệp chỉ 300.000-800.000 đồng/m2 nhưng qua bốn giai đoạn tiếp theo (bắt đầu triển khai dự án; đầu tư hạ tầng và công bố quy hoạch tách quận; hạ tầng hoàn chỉnh và có dân cư vào ở; dân cư lấp đầy) giá đất tuần tự tăng theo từng giai đoạn và nay là 20-25 triệu đồng/m2.

Có cách nào điều tiết những khoản lợi trên (chắc chắn không phải từ trên trời rơi xuống!) để hơn ai hết là chính người bị thu hồi đất sẽ không còn phải ngán ngại với việc bị lấy đất?

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình “biên chỉnh trang” để điều tiết lợi ích hài hòa giữa các bên. Thay vì giải tỏa theo diện tích ranh giới của con đường, sẽ giải tỏa mở rộng thêm ranh đất ở hai bên đường mới, tạo ra quỹ đất dự trữ, đưa ra đấu giá để tái tạo nguồn vốn đã đầu tư, đồng thời bổ sung thêm khoản tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ bị giải tỏa.

Chẳng hạn, ở tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ nối đại lộ Nguyễn Văn Linh (quận 7) đến Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè), lý ra giải tỏa chiều rộng con đường là 60 m, UBND TP.HCM đã quyết định giải tỏa chiều rộng là 210 m (mỗi bên rộng thêm 75 m) trên suốt tuyến đường dài 7,5 km.

Sau đó, TP.HCM đã đấu giá số đất mở rộng thêm, đồng thời chuẩn bị giao 20 ha còn lại cho một nhà đầu tư nước ngoài để đổi lấy hạ tầng ở khu vực khác. Những hộ dân bị giải tỏa, ngoài số tiền đền bù và hỗ trợ còn được dành 15 ha để bố trí tái định cư theo phương thức 1 m2 đất có hạ tầng đổi 10 m2 đất nông nghiệp...

Nghe nói nhiều địa phương khác như Đà Nẵng... từ lâu đã thực hiện theo phương án này. Từ đó, chính quyền đã chủ động tém dẹp những khu nhà siêu mỏng, làm mất vẻ mỹ quan đô thị... bằng những khu nhà mới hiện đại, vừa có lợi cho sự phát triển lâu dài của đô thị, vừa giúp nhà nước có thêm khoản tiền đầu tư, giúp người bị thu hồi đất có thêm điều kiện tạo lập được nơi ở mới thực sự bằng (hoặc có thể là tốt hơn) nơi ở cũ.

Cho dù được bồi thường, hỗ trợ giá cao cỡ nào thì hầu hết những người bị thu hồi đất đều không vui khi phải rời xa tổ ấm thân quen của mình, phải dứt bỏ những điều kiện làm ăn, sinh hoạt... thuận lợi trước giờ. Dẫu sao, nếu nhà nước tính toán kỹ lưỡng để cân đối quyền lợi của các bên liên quan thì việc di dời, giải phóng mặt bằng... cũng nhanh gọn hơn.

THANH PHONG (Quận 7)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm