Hưởng trợ cấp ốm đau theo mức lương mới

Tháng 2-2009, ông nghỉ việc sáu tháng để chữa bệnh. Tháng 5, khi ông đang nghỉ thì nhà nước tăng mức lương tối thiểu lên 650 ngàn đồng/tháng. Ông Vinh hỏi: “Tôi có được giải quyết các chi phí khám chữa bệnh theo mức lương mới hay không?”.

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP.HCM, trả lời: Nếu ông Vinh bị bệnh thuộc danh mục bệnh dài ngày do Bộ Y tế quy định thì ông được nghỉ dài ngày để chữa bệnh theo khoản 2 Điều 23 Luật BHXH. Nếu bệnh không thuộc danh mục bệnh này thì với thời gian tham gia BHXH gần 20 năm, ông được nghỉ và hưởng trợ cấp 40 ngày/năm theo khoản 1 Điều 23 Luật BHXH. Mức hưởng chế độ ốm đau là 75% lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Nếu ông Vinh đóng BHXH theo thang bảng lương nhà nước thì mức hưởng trên được căn cứ vào mức lương tối thiểu chung do nhà nước công bố tại thời điểm đó để tính trợ cấp. Như vậy, từ tháng 5-2009, ông sẽ hưởng trợ cấp ốm đau căn cứ theo mức lương tối thiểu chung là 650 ngàn đồng. Chi phí khám chữa bệnh không thay đổi khi mức lương tối thiểu chung tăng lên 650 ngàn đồng/tháng.

Theo khoản 2 mục II Thông tư liên tịch số 11 ngày 22-6-1999 của Bộ Y tế và BHXH Việt Nam, việc cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH được quy định như sau: tối đa 10 ngày đối với bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương; bảy ngày đối với bệnh viện tuyến quận, huyện; năm ngày đối với trạm y tế. Do vậy, nếu bác sĩ cấp cho ông giấy nghỉ làm việc sáu tháng là không phù hợp với quy định.

Ngoài ra, thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó. Thời gian này không tính là thời gian đóng BHXH.

NHƯ NGHĨA ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm