Kỹ lưỡng trong ban hành văn bản

Chuyện rằng có ông quan vì đi đêm đụng phải người nên ông ra yết thị “Ai đi đêm phải cầm đèn”. Đêm ấy, quan đi lại vấp phải người, quan quát hỏi: “Ngươi không đọc yết thị à?”. Người kia đáp có đọc nhưng chỉ thấy nói phải cầm đèn chứ không thấy viết phải cầm nến. Hôm sau quan lại ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến”. Nhưng rồi quan vẫn vấp phải người, quan quát thì người ấy nói có đủ đèn, đủ nến nhưng không thắp vì trong yết thị không nói phải thắp nến. Rồi quan lại ra tiếp yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải thắp nến, nến phải thắp”. Nhưng rốt cuộc quan đi vẫn đụng phải người vì người đụng phải quan nói rằng trong yết thị không thấy nói thắp hết cây nến này phải tiếp cây nến khác. Ngày hôm sau, quan ra yết thị: “Ai đi đêm phải cầm đèn, trong đèn phải cắm nến, nến phải thắp, thắp hết cây này phải thắp cây khác”.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước là tham mưu ban hành văn bản chính sách, triển khai và giám sát thực hiện có hiệu quả các chính sách đó.

Soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi cơ quan soạn thảo, ngoài các yêu cầu nội dung mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định cần phải kỹ lưỡng, phù hợp đạo lý, hợp lòng dân. Trong ban hành văn bản, cần tránh hiện tượng văn bản vừa ra lại phải sửa liên tục vì không những làm mất uy tín cơ quan ban hành văn bản mà còn tạo ra tình trạng lờn luật, lách luật.

VŨ TRUNG KIÊN, Học viện Chính trị khu vực II

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm