Kỹ sư bày chiêu cho gia chủ làm bậc thềm bao đẹp

Kỹ sư Nguyễn Hữu Nhân (Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng An Phú Thành) cho rằng việc làm nhà và bậc thềm ra vào nhà mỹ quan, an toàn, tiện lợi nhất cho gia chủ thì không thể dùng bậc thềm, thềm dốc bằng sắt, càng không thể chọn phương án “di động” để tránh bị “dọn dẹp” vỉa hè.

“Dốc sắt trông cơ động, có thể di động, nhưng thử nghĩ đến mỗi sáng, chiều, tối xách ra xách vào là không thực sự tiện dụng, nhất là phụ nữ, vốn dắt chiếc xe máy đã thấy thương rồi, lại còn phải kệ nệ khiêng cái dốc ra vỉa hè, khiêng cái dốc vào nhà nữa, là không nên”.

Mặt khác, ông phân tích “dốc sắt chỉ dùng dắt xe, không dùng đi lên xuống, nhất là phụ nữ đi giày cao gót, trẻ em chân nhỏ... vì dốc sắt thường trơn và có khe hở, dễ bị sụp chân”.

Bậc thềm, dốc bằng sắt có thể trơn, khe hở gây sụp chân nếu bước lên

Bậc thềm, dốc bằng sắt có thể trơn, khe hở, nguy cơ gây sụp chân cho phụ nữ, trẻ em. Ảnh: Quỳnh Như

Một giải pháp an toàn, tiện lợi lâu dài là gia chủ nên xây tam cấp, bậc thềm, dốc dắt xe trong phần diện tích nhà mình. Xây như thế vừa an toàn, thẩm mỹ, đúng chủ quyền, pháp lý và tôn trọng vỉa hè. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có những nhà xây kiên cố, làm văn phòng giao dịch, mặt tiền kinh doanh... thì mới xây bậc thềm cao và nằm trọn trong diện tích riêng.

Một ngôi nhà trên đường Đồng Đen, quận Tân Bình, đã lùi công trình xây dựng vào trong để lấy diện tích xây bậc tam cấp không lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Quỳnh Như

Một ngôi nhà trên đường Đồng Đen, quận Tân Bình, đã lùi công trình xây dựng vào trong để lấy diện tích xây bậc tam cấp không lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: Quỳnh Như

Với các trường hợp gia chủ đã xây bậc thềm, dốc ra ngoài vỉa hè, nay bị đập bỏ, gia chủ có thể dời cửa vào bên trong một chút, hạ một phần nền nhà sát vỉa hè xuống, tạo bậc thềm ra vào nhà. Tùy vào thói quen sinh hoạt, ra vào hàng ngày mà xây dốc to hay nhỏ, ở giữa hay ở hai bên, kỹ sư Nguyễn Hữu Nhân tư vấn.

Giá thiết kế, xây dựng, dời cửa... độ khoảng 8-10 triệu đồng, mà giá trị sử dụng tiện lợi, an toàn, lâu dài.

Nhà 63 Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM) đã bị đập bỏ bậc thềm hồi tuần trước. Hiện nhà này đã thuê thợ đến để đập sàn nhà, thi công bậc thềm mới phía trong nhà để không lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: QUỲNH NHƯ

Nhà 63 Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM) đã bị đập bỏ bậc thềm hồi tuần trước. Hiện nhà này đã thuê thợ đến để đập sàn nhà, thi công bậc thềm mới phía trong nhà để không lấn chiếm vỉa hè. Ảnh: QUỲNH NHƯ

Tuy nhiên, phương án này cũng chỉ có thể áp dụng với nhà có nền cao hơn vỉa hè 1-2 bậc bước. Thông thường, ngay dưới cửa hiện hữu có đà kiềng. Đà kiềng này thấp hơn cửa một chút, nên có thể hạ nền vừa bằng đà kiềng để làm bậc cấp. Nếu nền cao hơn vỉa hè trên 3 bậc bước thì việc làm lại sẽ phức tạp và tốn kém, ông cho biết.

Một ngôi nhà trên đường Ung Văn Khiêm có diện tích nhà nhỏ, ngắn, quá cao với 5 bậc bước sẽ khó khăn khi muốn làm bậc thềm, dốc ra vào nhà. Ảnh: Quỳnh Như

Một ngôi nhà trên đường Ung Văn Khiêm, quận Bình Thạnh, có diện tích nhà nhỏ, ngắn, quá cao với 5 bậc bước sẽ khó khăn khi muốn làm bậc thềm, dốc ra vào nhà. Ảnh: Quỳnh Như

Trước đây tôi từng thi công nhiều dốc sắt âm dưới sàn nhà theo yêu cầu của gia chủ. Tuy nhiên, theo phản ánh của gia chủ, sau vài năm sử dụng thì hệ thống âm này sinh nhiều vấn đề như đọng rác, cát, đất, có chuột bọ, rắn, bị rỉ sét vì ngập nước... Việc bảo dưỡng một hộp âm dốc sắt không đơn giản như quét dọn, lau chùi bậc tam cấp xi măng gạch bông.

"Để dốc sắt di động chỉ là phương án tạm. Đừng để phụ nữ phải khiêng, kéo đẩy hay gấp mở dốc sắt. Nên để phụ nữ thoải mái hơn với việc ra vào ngôi nhà, có thể diện tích nhà bị ngắn lại một chút, nhường chỗ cho bậc thềm, nhưng người nhà sẽ thoải mái hơn, dễ chịu hơn", ông Nhân chia sẻ.

"Đừng để phụ nữ phải khiêng, kéo đẩy hay gấp mở dốc sắt... khi ra vào nhà, thấy thương lắm". Ảnh: Quỳnh Như

"Đừng để phụ nữ phải khiêng, kéo đẩy hay gấp mở dốc sắt... khi ra vào nhà, thấy thương lắm". Ảnh: Quỳnh Như

Với những nhà có 3-4 chiếc xe máy, có thể dành riêng hẳn 2 mét từ mặt tiền vào trong để sắp xếp xe cộ. Nền của phần nhà để xe thấp hơn, để thuận lợi dắt xe ra vào nhà. Từ đoạn 2 mét trở vào thường là phòng khách, phòng ăn gia đình... vẫn giữ nền nhà hiện hữu. Việc chênh lệch độ cao cũng tạo sự phân cách giữa hai khoảng không gian, đảm bảo mỹ quan, công năng của từng phần, kỹ sư Nguyễn Hữu Nhân tư vấn.

Vỉa hè đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh "nhấp nhô" tùy vào thiết kế thềm, dốc của từng gia chủ. Ảnh: Quỳnh Như

Vỉa hè đường Chu Văn An, quận Bình Thạnh "nhấp nhô" tùy vào thiết kế thềm, dốc của từng gia chủ. Ảnh: Quỳnh Như

Rất cần hạ tầng chỉn chu để người dân không phải trèo lên hay "tuột xuống" nhà mình. Một ngôi nhà trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh có một nửa cửa thấp hơn mặt đường. Ảnh: Quỳnh Như

Rất cần hạ tầng chỉn chu để người dân không phải vất vả nghĩ cách làm thềm, dốc để trèo lên hay "tuột xuống" nhà mình. Một ngôi nhà trên đường Bùi Đình Túy, quận Bình Thạnh có một nửa cửa thấp hơn mặt đường. Ảnh: Quỳnh Như

Vỉa hè sạch, đẹp, đồng bộ, thông thoáng, không "chia ô" vỉa hè, không gây khó khăn cho người đi bộ nhưng cũng không quá "đau đầu" gia chủ là mong muốn của nhiều người dân. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

(PLO)- Để tránh vướng nợ xấu khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thẻ phải có kế hoạch chi tiêu thông minh, thanh toán nợ đúng hạn…