Làm thế nào với sếp "kiêu căng"

 Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn chinh phục sếp kiêu căng:

Đánh giá lại tình huống

Trước khi có bất cứ hành động “phản kháng” sếp, bạn nên đánh giá lại con người sếp. Có thể hành động của sếp chỉ là sự hiểu lầm hoặc bạn đã quá nhạy cảm. Dù gì trong công việc, không phải ai cũng tốt bụng và lịch thiệp như chúng ta mong muốn. Đặc biệt, cấp lãnh đạo thường bận rộn, cứng rắn, thậm chí cộc cằn. Đôi khi sếp chỉ tập trung vào công việc chứ không phải cảm giác của người khác. Vì vậy, hãy đánh giá trung thực lại cách cư xử của anh/cô ấy với bạn.

Tương tác trực tiếp với sếp

Nhiều khi tính kiêu căng của sếp chỉ là do mọi người trong văn phòng “dựng lên” và một cách tự động bạn cũng nghĩ rằng sếp “xấu tính”. Để tránh đánh giá người khác một cách phiến diện, bạn nên tự mình chứng kiến và cảm nhận bằng cách tương tác trực tiếp với sếp. Khi tiếp xúc với sếp thường xuyên, bạn sẽ biết sếp có đúng là người kiêu căng hay không.

Tôn trọng sếp

Thay vì chỉ nghĩ tới bản thân, bạn nên xem xét vấn đề từ khía cạnh của sếp, về nguyên nhân gây ra hành động cao giọng, coi thường bạn. Liệu anh/cô ấy cảm thấy quyền lực của mình bị đe dọa vì bạn? Sếp có vấn đề lòng tự trọng khiến anh/cô ấy phải hạ thấp người khác để bản thân cảm thấy tốt hơn?...

Tìm hiểu lý do sẽ giúp bạn dễ dàng quyết định phản ứng hay phớt lờ hành động của sếp. Đôi khi đó là những đặc điểm tính cách không tốt nhưng người khác khó có thể tác động. Và nếu chính bản thân sếp không thay đổi, nó sẽ ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sự nghiệp của anh/cô ấy.

Giữ vững tinh thần

Kể cả khi bạn cảm thấy thất vọng, hãy giữ bình tĩnh. Đừng để hành động “xấu xí” của sếp làm hỏng ngày làm việc hay giá trị của bản thân. Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi phản ứng lại trước sự bất lịch sự bằng một nụ cười và sự rộng lượng. Biện pháp này có thể làm thay đổi cách cư xử của sếp.

Thể hiện khả năng

Có thể sếp tỏ ra kiêu ngạo vì cho rằng bạn là nhân viên yếu kém. Hãy chứng tỏ rằng sếp đã sai. Hãy thể hiện sự hiểu biết và năng lực của mình bằng hành động. Mọi người sẽ thấy và công nhận nỗ lực của bạn. Như vậy, sếp kiêu căng sẽ không có cơ hội coi thường bạn.

Nói chuyện thẳng thắn với sếp

Người bận rộn như sếp thường không chú ý hành động/lời nói của mình ảnh hưởng tới những người khác ra sao. Vì vậy, bạn cần nói chuyện thẳng thắn với sếp. Hãy khéo léo, tránh mất bình tĩnh, giải thích rõ hành động/lời nói kiêu ngạo của sếp và chúng ảnh hưởng tới công việc của bạn ra sao.

 Theo TTO

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.