Mua giải thưởng, bán nhân cách!

Theo người nhận, đó là “chi phí đào tạo” (dù không rõ đào tạo gì); còn theo người đưa thì đó chính là tiền mua danh! Giải thích thêm, người đưa nói với việc bỏ ra 200 triệu đồng chị nhận lại lời hứa kiểu như ở những lò luyện thi đại học “bảo đảm đậu” xuất hiện hằng ngày trên mặt báo mà cụ thể là lọt vào vòng chung kết mà không cần học gì.

Cách đây chưa lâu, một tờ báo phản ánh việc nhiều bạn trẻ ngày nay khát khao nổi tiếng đến gần như… cuồng loạn. Người trong cuộc bộc bạch chính họ chứ không ai khác tự quay clip những trò nhảm rồi tung lên mạng; họ tìm đến ánh hào quang bằng đủ cách, kể cả đánh đổi: kẻ có tiền thì dùng tiền, kẻ không có tiền thì dùng thứ khác có sẵn… Nói chung, họ mặc kệ công luận! Nay “nghi án” lót tay trên do chính người trong cuộc tố nhau đã bổ sung vào danh sách những vụ… tai tiếng dễ khiến mọi người thở dài ngao ngán.

Mua giải thưởng, bán nhân cách! ảnh 1

Có cảm thông được không khi người đưa tiền mua danh hiệu cho biết: “Tôi biết đi đường tắt là không đúng nhưng tôi nghe lời hứa hẹn. Tôi nghĩ sau khi đoạt danh hiệu, tôi có thể luyện tập, chịu cực khổ hơn…”? Xem ra danh hiệu là bệ phóng ban đầu lợi hại mà nhiều người cố đạt được bằng mọi giá. Người ta bỏ tiền ra mua thứ không thể mua bằng tiền cũng đồng nghĩa người ta đã “bán” đi những thứ không thể mua bằng tiền: danh dự, lòng tự trọng và xa hơn là nhân cách!

Liệu có thể nghĩ rằng đây là một trong những nguyên do lý giải vì sao nền điện ảnh nước nhà nhiều năm qua vẫn nhàn nhạt?

CÔNG SĨ (Trà Vinh)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm