Phải... chạy để đỡ kẹt

Nhưng nay thì Nhật đã quy định chế độ đi làm lệch giờ hay làm việc tại nhà qua mạng Internet, trừ những ngày phải họp giao ban; các bộ trưởng hạn chế đi ôtô riêng và thường xuyên dùng tàu điện ngầm. Ở Pháp, người dân Paris đang tập đi xe đạp để vừa bảo vệ môi trường, vừa giảm béo, đồng thời sử dụng triệt để các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe điện ngầm...

Lẽ ra phải có tầm nhìn xa để có những hoạch định chính sách hợp lý, tránh “thảm họa” kẹt xe mà những nước phát triển thường vấp phải, chính phủ ta chưa làm được vậy. Như ở TP.HCM, để đạt lợi nhuận tối đa trên từng phân vuông đất vàng ở nội thành, nhà đầu tư nào cũng muốn xây thật cao, đào thật sâu. Thay vì cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng giữa cái được và cái mất, chính quyền chỉ nghĩ đến GDP và... gật đầu. Cứ thế, khu trung tâm TP sẽ có thêm cả trăm, cả ngàn ôtô, xe gắn máy ra vào mỗi ngày, đe dọa đến quy hoạch tổng thể của khu. Thử tưởng tượng hai năm tới đây, khi TP chưa có những khu trung tâm mới, người ta sẽ đi lại như thế nào vì mật độ dân số ở các nội ô đang ở mức 50.000 người/km2 (và tiếp tục cao hơn nữa).

Rõ ràng là bên cạnh các giải pháp tình thế để giải quyết trước mắt nạån kẹt xe, chính quyền TP.HCM nên chặn đứng ngay các dự án cao tầng; nỗ lực tạo ra những trung tâm mới với nhiều chính sách ưu đãi để có thể giãn dân ra khỏi nội thành. Những cơ quan nhà nước đang ở vị trí đắc địa có lẽ phải đi tiên phong trong việc rời khỏi trung tâm TP; kế đó là các nhà máy, bệnh viện, trường cao đẳng, đại học... phải tiếp tục “nối gót” để vừa có địa điểm hoạt động mới phù hợp hơn, vừa góp phần đáng kể trong việc giải quyết nạn kẹt xe.

MẠNH DƯƠNG (Quận 1)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm