Ngoài "băm" đã khô hạn và "sợ" chồng

Khô trong độ sung mãn

Chị Mã Thị Yến, 33 tuổi Trưởng chi nhánh một công ty viễn thông trên phố Hai Bà Trưng, Hà Nội thổ lộ: “Hình dáng bên ngoài của tôi, chị nhìn thấy đấy, hấp dẫn có kém ai đâu?! Nhưng có một nỗi buồn sâu kín mà tôi vẫn phải chịu đựng - đó là biểu hiện về chiều của “cô nhỏ”: Chu kỳ “5 ngày/tháng không đều”, “cô nhỏ” thường xuyên trong cảnh “hạn hán”, không còn cảm giác muốn gần gũi chồng... Nhưng khi đi khám sản khoa, bác sĩ kết luận tôi không mắc bệnh gì cả!”(?!).

Tuy nhiên, khi hỏi về lịch trình làm việc của Yến, chúng tôi phát hoảng. Lịch làm việc của chị kín từ 7h sáng cho đến 7h tối. Thậm chí, có những hôm kéo dài đến 9h tối. Tất tần tật việc nhà, chăm sóc hai con, Yến đều giao phó cho người giúp việc. Theo lời Yến: “Nếu phải làm thêm việc nhà thì chị sẽ có nguy cơ bị “đứt mạch máu não vì quá căng thẳng”.

Không quá bận rộn như Yến nhưng chị Nguyễn Thị Viên, nhân viên văn phòng, một Cty sản xuất xi măng tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam cũng mắc bệnh... ngại yêu. Chị Viên buồn bã: “Tôi mới 33 tuổi, khoẻ mạnh, có một con trai học lớp 2, kinh tế, tinh thần đều ổn, công việc cũng nhàn hạ. Nhưng thời gian gần đây sự “khô hạn” xuất hiện khiến tôi khó khăn trong “chuyện đó”. Tôi đang rất lo lắng hoang mang. Không biết có phải chuyện “mãn 5 ngày mỗi tháng” đang đến gần”?!

Tâm sự với chúng tôi trước phòng khám, Bệnh viện Bưu điện Trung ương, chị Trần Thị Hạ, 35 tuổi nhân viên Bưu điện ở Đồng Hới, Quảng Bình thể hiện rõ sự lo lắng: “Chưa đến tuổi 40, cơ thể tôi đã có dấu hiệu về chiều. Vợ chồng không thể ân ái vì “vùng kín” của tôi quá khô hạn. Tôi đã phải lặn lội từ Quảng Bình ra đây để kiểm tra bệnh tình. Khám hết ở bệnh viện ngành dọc tôi lại khám ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương để tìm ra sự trùng khớp. Tôi không thể tin được khi cả hai kết quả khám bệnh đều giống nhau: Tôi bị viêm nhiễm phần phụ nặng, thậm chí đã có hoại tử. Dù tôi là người rất có ý thức trong việc giữ vệ sinh vùng kín. Tôi thận trọng trong việc dùng nước rửa, thậm chí vệ sinh xong cũng rửa và khăn sạch lau khô... Sau khi tìm hiểu kỹ càng các thao tác vệ sinh của tôi, bác sĩ nói do thụt rửa quá sâu, thêm việc dùng khăn lau có hóa chất khiến bệnh thêm nặng”.

Rất nhiều phụ nữ ngoài độ tuổi 30 khác cũng chung hoàn cảnh ngại “yêu”. Họ mặc cảm vì mình trở nên xấu đi: Vòng hai bự ra, da đồi mồi xuất hiện, tóc trở nên xơ cứng và đặc biệt “cô nhỏ” không còn khả năng “bôi trơn” cho chuyện ái ân.

Mắc bệnh do thiếu vitamin nữ tính

Bác sĩ, chuyên gia tư vấn Nguyễn Trọng Thích, Trung tâm tư vấn bác sĩ Lê Quang Hồng, Hà Nội khẳng định: “Phụ nữ ngoài 30 tuổi là thời điểm chín nhất trong hoạt động ái ân. Họ đằm thắm và dầy dặn kinh nghiệm, biết bạn tình cần gì và mình muốn gì. Sự “khô hạn” ở độ tuổi này không phải biểu hiện của lão hoá hay triệu “mãn” mà do cơ thể thiếu hụt vitamin nhóm B, loại vitamin giàu nữ tính nhất. Do ở độ tuổi này, trọng lượng cơ thể tăng nhanh nên đa số phụ nữ khi ăn giảm bớt chất bột và chất đạm, chủ yếu ăn rau, quả. Do đó, cơ thể bị thừa vitamin C và thiếu trầm trọng vitamin nhóm B. Bên cạnh đó, việc dùng nhiều kháng sinh, lao động nặng nhọc cũng dẫn đến tình trạng “khan hiếm” vitamin... Theo đó, sự khô hạn sẽ xuất hiện gây cản trở chuyện ái ân”.

BS. Nghiêm Minh Hương, GĐ Trung tâm tư vấn Sức khoẻ đời sống và Nhi khoa Minh Hương thì cho rằng: “Phụ nữ trong độ tuổi ngoài 30 phải gánh những trách nhiệm hết sức nặng nề. Ngoài làm việc cơ quan, việc nhà, họ còn phải chăm sóc con nhỏ với những đêm thiếu ngủ trầm trọng. Áp lực công việc vượt ngoài sức chịu đựng, khiến họ thường xuyên nổi cáu, cảm xúc khó được cân bằng. Nếu không có sự hiểu thông cảm và trợ giúp từ chồng mong muốn có cảm xúc ái ân sẽ rất khó xảy ra vì họ bị stress kéo dài cản đường”.

BS. Nguyễn Minh Hương cũng cho biết có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khô hạn: “Cô nhỏ” mắc bệnh, tùy tiện dùng thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ sinh lý vùng kín, thay đổi pH âm đạo, vệ sinh vùng kín đúng cách: Vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh đạt tiêu chuẩn một cách hợp lý và khoa học, vì nếu bạn lạm dụng quá lại có tác dụng ngược lại. Khi đi tiểu tiện, phải xịt nước hoặc lau vùng kín bằng khăn, giấy khô từ phía trước ra sau hậu môn. Không nên “yêu” khi mắc bệnh, mặc quần lót chật. Một trong những biện pháp hữu hiệu nữa tránh bị viêm nhiễm phụ khoa là bạn phải có cuộc sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng. Giữ vệ sinh trước và sau khi yêu.

Cũng theo BS. Nghiêm Minh Hương: Để giải quyết phiền phức trước mắt phụ nữ nên sử dụng chất nhờn bôi trơn “cô nhỏ” nhân tạo. Đây là loại chất nhờn gần giống thành phần chất nhờn trong “vùng kín”, không màu, không mùi, không gây kích ứng làm thủng bao cao su. Phụ nữ nên chọn mua ở các cửa hàng bán thuốc tây uy tín trên thị trường.

Để phòng ngừa sự khô hạn tốt nhất phụ nữ nên trang bị cho mình những kiến thức tối cần thiết để chăm sóc vùng kín và duy trì thói quen kiểm tra phụ khoa định kỳ. Biết cách giải toả để tránh sự căng thẳng, stress kéo dài. Đặc biệt, khi thấy khí hư quá nhiều, có mùi, màu khác lạ, gây ngứa nên tìm ngay đến bác sĩ chuyên khoa. Sức khoẻ của “cô nhỏ” là điều tối

Ăn uống, luyện tập lành mạnh để thoát khỏi sự “khô hạn”

Theo các chuyên gia, áp dụng những biện pháp dưới đây có thể thoát khỏi sự khô hạn: Thường xuyên tập thể dục vào buổi sáng: Có lối sống lành mạnh; Uống đủ 2 lít nước/ngày; Duy trì chế độ ăn ít chất béo; Chia sẻ với chồng để có sự tương tác tốt nhất cho khúc dạo đầu.

Nếu bỏ qua giai đoạn này, tình trạng khô âm đạo sẽ không thể tránh khỏi. Khô hạn kéo dài có thể khiến phụ nữ mất dần cảm xúc tình dục. Nếu áp dụng những biện pháp nói trên không hiệu quả, phụ nữ cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để có thể sử dụng liệu pháp tăng lượng estrogen để cải thiện môi trường khô hạn trong thời gian ngắn, hiệu quả cao.

Theo Gia đình xã hội

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm