MỜI BẠN ĐỌC GIAO LƯU TRỰC TUYẾN:

Tiếp cận thông tin - góc nhìn của cộng đồng xã hội

Những thông tin nào cơ quan công quyền phải cung cấp cho dân? Báo chí hoặc người dân khi bị từ chối cung cấp thông tin phải làm gì?… Những thắc mắc này sẽ được các diễn giả giải đáp tại buổi giao lưu trực tuyến do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức lúc 14 giờ chiều nay, 20-7.

Khách mời buổi giao lưu gồm: GS-TS Nguyễn Đăng Dung (khoa Luật ĐHQG Hà Nội, thành viên ban soạn thảo Luật Tiếp cận thông tin); ông Đặng Tâm Chánh (chuyên gia nghiên cứu về quyền tiếp cận thông tin của báo chí); nhà báo Nguyễn Đức Hiển (Tổng Thư ký tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM) và bà Ngô Thu Hà (nhóm công tác Vì sự tham gia của người dân).

Kính mời bạn đọc đặt câu hỏi trên báo Pháp Luật TP.HCM điện tử tại địa chỉ www.plo.vn.

Một số gợi ý về nội dung câu hỏi:

- Bạn cần tiếp cận thông tin về việc tuyển dụng vào một cơ quan thì có thể yêu cầu không? Bạn có thể làm gì nếu không được đáp ứng yêu cầu?

- Bạn biết gì về người bạn sẽ chọn để trao trọng trách đại diện cho mình trước cơ quan dân cử? Thông tin về người ấy sẽ được tìm thấy ở đâu?

- Bạn là người đã chuyển giới, liệu Nhà nước có phải làm lại giấy tờ hộ tịch, nhân thân cho bạn nếu bạn có yêu cầu?

- Chúng ta đóng thuế hằng ngày thông qua những chi tiêu sinh hoạt và hàng loạt chi phí dịch vụ khác. Có bao giờ bạn tự hỏi tiền thuế của mình được sử dụng thế nào? Làm sao biết được những thông tin đó nếu Nhà nước không chủ động công khai? Công khai kế hoạch phân bổ ngân sách trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp có phải là nghĩa vụ của Nhà nước? Công khai thông tin thì có lợi gì cho Nhà nước và người dân?

- Xử lý người cung cấp thông tin sai thế nào? Liệu người thực thi pháp luật đã biết rằng cung cấp thông tin trung thực là để xây dựng lòng tin đối với người dân chứ không phải để đối phó.

PL

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

Nỗi lo khi xài thẻ tín dụng

(PLO)- Để tránh vướng nợ xấu khi sử dụng thẻ tín dụng, người dùng thẻ phải có kế hoạch chi tiêu thông minh, thanh toán nợ đúng hạn…