Bao nhiêu cử tri mới thành lập khu vực bỏ phiếu?

Trần Tiến Hùng (Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM)

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Điều 11 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và ĐB Hội đồng nhân dân (HĐND) quy định về khu vực bỏ phiếu như sau:

• Mỗi đơn vị bầu cử ĐBQH, đơn vị bầu cử ĐB HĐND chia thành các khu vực bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu bầu cử ĐBQH đồng thời là khu vực bỏ phiếu bầu cử ĐB HĐND các cấp.

• Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 đến 4.000 cử tri. Ở miền núi, vùng cao, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có đủ 300 cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.

Ngoài ra, các trường hợp có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng như:

1. Đơn vị vũ trang nhân dân;

2. Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi có từ 50 cử tri trở lên;

3. Cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trại tạm giam.

Như vậy, mỗi khu vực bỏ phiếu sẽ có từ 300 đến 4.000 cử tri. Tuy nhiên, một số nơi như miền núi, vùng cao, hải đảo… thì dù chưa có đủ 300 cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu. Việc thành lập khu vực bỏ phiếu do UBND cấp xã quyết định và được UBND cấp huyện phê chuẩn. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì việc xác định khu vực bỏ phiếu do UBND huyện quyết định.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

(PLO)- Trường hợp người có hành vi dựng hiện trường giả vụ tự tử mà không nhằm mục đích như thủ đoạn phạm tội nhưng lại gây mất trật tự tại nơi công cộng như cầu, đường phố thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự công cộng.