Khi nào không được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam?

Chị Bùi Thảo Nguyên, ngụ huyện Châu Thành, Tiền Giang

ThS TỪ THANH THẢO (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM, ảnh) trả lời:

Khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, tạm giam.

b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn;

c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

e) Người bị tạm giữ, tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

h) Người bị tạm giữ, tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của luật này.

Theo Điều 23 luật này, người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong hai hình thức là cảnh cáo hoặc cách ly ở buồng kỷ luật.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm