Phân biệt vùng miền khi tuyển người sẽ bị phạt đến 10 triệu đồng

Liệu pháp luật có dự liệu việc này hay chưa vì làm vậy là có phân biệt đối xử, điều này không tốt?

Trần Văn Bảy (Xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh, TP.HCM)

Luật sư LÊ ĐĂNG LIỆU, Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Đăng Liệu (TP.HCM), trả lời: Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định có bảy hành vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Cưỡng bức lao động.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy, nếu công ty của cháu ông có sự phân biệt người dân tỉnh này, tỉnh khác thì vi phạm khoản 1 Điều 8 bộ luật trên. Theo Nghị định 88 ngày 7-10-2015 (sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2013) có hiệu lực ngày 25-11-2015 thì hành vi vi phạm về phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm