Quản lý người bị tạm giữ, tạm giam ra sao?

Chị Dương Hồng Minh (Quận 3, TP.HCM)

Luật sư NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THI (Đoàn Luật sư TP.HCM, ảnh) trả lời:

Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày. Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ, người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của luật này và nội quy của cơ sở giam giữ.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.

Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho VKS cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:

Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, TP trực thuộc trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định;

Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, TP trực thuộc trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận.

Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định.

Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong CAND với cơ sở giam giữ trong QĐND do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

Tạo hiện trường giả tự tử có vi phạm pháp luật?

(PLO)- Trường hợp người có hành vi dựng hiện trường giả vụ tự tử mà không nhằm mục đích như thủ đoạn phạm tội nhưng lại gây mất trật tự tại nơi công cộng như cầu, đường phố thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự công cộng.