Thẩm quyền của các cổ đông ra sao?

Công ty chúng tôi chưa thực hiện việc chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Tôi xin hỏi trong công ty cổ phần mà tôi là cổ đông thì những cổ đông đang nắm giữ phần vốn thuộc sở hữu nhà nước có phải được gọi là những cổ đông lớn hay không? Những cổ đông này có thẩm quyền như thế nào, có được quyền chỉ đạo, ra mệnh lệnh điều hành trực tiếp hoạt động của hội đồng quản trị (HĐQT), của tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc của tổng giám đốc không?

Nguyễn Văn Quang (Khu D cư xá Bắc Hải,
quận 10, TP.HCM)

Luật sư Trần Văn Đôn cho biết: Theo thông tin của anh Quang cung cấp thì có thể kết luận rằng công ty cổ phần X chưa phải là công ty đại chúng theo Luật Chứng khoán 2006 mà chỉ là một công ty cổ phần bình thường và những cổ đông của công ty được gọi là cổ đông phổ thông. Theo Luật Doanh nghiệp (DN) năm 2005, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty X gồm có: Đại hội đồng cổ đông, HĐQT, tổng giám đốc (hoặc giám đốc) và ban kiểm soát.

Đối với các cổ đông nắm giữ 40% phần vốn công ty X thì không gọi là cổ đông lớn mà được xác định cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, vì có nắm giữ tỉ lệ cổ phần trên 10% tổng số cổ phần phổ thông nên ngoài các quyền được quy định tại Điều 79 thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông này có thêm các quyền như được đề cử người vào HĐQT và ban kiểm sát; yêu cầu triệu tập họp đại hội đồng cổ đông… (quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật DN).

Như vậy, căn cứ vào các quy định của Luật DN năm 2005 thì các cổ đông sở hữu 40% vốn điều lệ của công ty cổ phần X không có quyền chỉ đạo, ra mệnh lệnh, điều hành trực tiếp đến các hoạt động thuộc thẩm quyền của HĐQT, tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc của tổng giám đốc. Việc quản lý trực tiếp công ty là do HĐQT đảm nhiệm theo chế độ tập thể, còn việc điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày là do tổng giám đốc (hoặc giám đốc) quyết định theo Điều 108, Điều 116 của luật trên. N.

AN ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm