Xâm nhập vào thế giới Vlog

Các Vlogger (người thực hiện vlog) có thể nói lên những suy nghĩ tình cảm của mình về một vấn đề bất kì nào đó. Trào lưu này được nhiều bạn thực hiện từ lâu nhưng đến nay mới trở thành những cơn sốt thật sự.

Vlog bắt đầu được biết rộng rãi ở Việt Nam từ sau khi blogger Duhocsinhmy đăng tải lần đầu tiên đăng đàn video đầu tiên có tên: “Bạn nghĩ là bạn giỏi tiếng Anh?” hồi tháng 11/2011.

 Không ít comment tỏ ra thích thú khi người làm blog biểu đạt được mọi sắc thái cảm xúc, không giống như cách viết blog trước đây. Chỉ cần một chiếc máy tính, camera và một chủ đề được quan tâm, “diễn giả” sẽ trình bày bắt cứ điều gì mình nghĩ”.

 Chỉ cần một chiếc máy quay video đơn giản, lên ý tưởng dàn dựng từ khâu viết kịch bản, đến đạo diễn, diễn viên là có thể tự tạo cho mình một Vlog. Hiện nay, các trang mạng xã hội hay trang youtube, trang cá nhân có cách tiếp nhận gần nhất với các bạn trẻ. Vì thế, chỉ cần một clip được tung lên có thể nhận được hàng trăm, hàng nghìn lượt like, chia sẻ và bình luận. Trào lưu Vlog diễn ra phổ biến và quen thuộc đối với các bạn trẻ.

 
Xâm nhập vào thế giới Vlog ảnh 1

Vlogger Hồng Gấu từng gây tranh cãi với Vlog cảnh báo tác hại của Facebook đối với cuộc sống
 Với hình thức rất đơn giản bao gồm nhân vật kiêm tác giả tự đối thoại và độc thoại. Về sau được cải biến hơn thường là những câu chuyện hài hước thú vị lòng theo những ý kiến chủ quan của mình. Những Vlog không dàn dựng theo kiểu truyền hình mà là những sự kiện bất ngờ chộp được.  Nội dung của các vlog chủ yếu bàn đến những hiện tượng, những câu chuyện gây tranh cãi trong cuộc sống hằng ngày, với cách thể hiện hài hước, tính châm biếm xã hội cũng rất cao, hay là những câu chuyện, những suy nghĩ của bản thân Phi Long – một Hot Vlogger tại Hà Nội chia sẻ: “Theo mình, Vlog chia làm 4 loại chính: Thứ nhất, Vlog là nhật kí bằng những Video đúng như tên gọi của nó, quay một cách các video clip gần như là không chỉnh sửa gì cả. Loại 2 là mỗi đoạn, mỗi mạch cắt ghép một lần. Loại 3: Có nhân vật xem vào nhưng mà tự mình nói. Loại 4 là một nhân vật tự nói tự phản biện nói về những vấn đề mang tính xã hội”. Theo như Kim Phi Long, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ Việt không hiểu thế nào là Vlog xong chỉ trích này nọ với Vlog của mình rằng “Vlog nhạt toẹt”. Với mình Vlog chỉ đơn giản là những nhật kí cá nhân bằng hình ảnh. Chứ không nhất thiết là phải “xoáy” hay bức xúc về một vấn đề mang tính xã hội nào đó”.  Bạn Hạnh – ĐH Thương Mại cho biết: “Đầu tiên mình cũng chỉ xem qua sự chia sẻ của bạn bè qua face, youtube. Nhưng càng xem thì mình càng thực sự thích. Và hiện nay bản thân mình cũng đã tự tạo những Vlog riêng mình” Vlog – Nơi thể hiện cá tính Những cái tên JVevermind, HuyMe, Hồng Gấu, Kim Phi Long… đã không còn xa lạ với những ai yêu thích Vlog. Mỗi Vlog là một cá tính riêng, mang những tâm trạng khác nhau như phấn khích, bức xúc, sợ hãi, tức giận hay vui mừng. Dường như mỗi cá nhân như tạo ra một phong cách riêng để thu hút người xem.  Tùy vào mục đích của mỗi người để sản xuất ra những Vlog khác nhau. Với Hồng Gấu, một Vlogger xinh xắn 18 tuổi gây được nhiều sự chú ý của cư dân mạng trong thời gian qua chia sẻ: “Mục đích của mình đơn thuần là chia sẻ kinh nghiệm cá nhân để mọi người tham khảo và hy vọng điều đó sẽ giúp họ nhận ra một điều gì đó mà họ chưa nhận ra hoặc đã quên mất. Ngoài ra, mình muốn tìm kiếm những người chung chí hướng.”  “Mình cảm thấy rất thú vị trước phản ứng trái chiều của nhiều người trước những video mình làm, đặc biệt là các bạn trẻ. Mình muốn thể hiện hình ảnh của một người trẻ, độc lập, cầu tiến và hết mình”, Hồng Gấu cho biết thêm  Còn đối với Kim Phi Long, làm Vlog để chia sẻ những khoảnh khắc và kinh nghiệm cá nhân mà thôi. Nội dung của nhiều Vlogger khác có kịch bản, nói về vấn đề được nhiều người quan tâm. Còn mình nói về cuộc sống bản thân mình”  Bạn Hương, ĐHQGHN chia sẻ: “Theo mình, trào lưu này khá hay thể hiện được sự tự tin, sáng tạo, dám thể hiện quan điểm của mình với nhiều người. Mình ủng hộ trào lưu này”. Vlog – Những phản ứng ngược Vlog là chủ quan của mỗi cá nhân, không tránh khỏi những ý kiến bốc đồng, những dòng bình luận thiếu văn hóa, không tôn trọng người khác. Có những Vlog thể hiện các quan niệm cá nhân khá phiến diện, quá tự tin, một chiều gây tranh cãi dữ dội của cư dân mạng.  Qua Vlog “Vì sao bạn nên bỏ facebook” vừa qua của Hồng Gấu gây rất nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng những luận điểm bạn đưa ra còn phiến diện, giọng điệu quá dữ dằn. “Làm vlog thì tốn thời gian và lúc nào cũng phải chuẩn bị tư tưởng sẽ có người "ném đá". Có những người dùng những lời lẽ rất nặng nề, thô lộ và gây tổn thương để nói về mình dù họ không biết mình là ai, con người mình thế nào. Song cũng có những người rất tốt, rất tâm huyết, rất hiểu biết, rất lịch sự, họ muốn kết bạn với mình. Đó là điều mình rất trân trọng” – Hồng Gấu chia sẻ kinh nghiệm  Vì thường làm Vlog theo kiểu personal (chỉ đơn giản là nhật ký cá nhân), không cần ý tưởng gì , cuộc sống diễn ra sao thì ghi lại vào video như vậy. Kim Phi Long chia sẻ: “Mình hay bị “ném đá” rằng “không bằng anh JVevermind”, “như thế này mà gọi là Vlog à. Hơi buồn chút xíu”.  Hiện nay, Vlog là một hình thức làm video clip được ưa thích của người trẻ vì tính dễ dàng khi quay, thực hiện. Các bạn trẻ còn được được thỏa sức đóng nhiều vai từ người viết kịch bản, đạo diễn đến diễn viên. Điều quan trọng nhất đó chính là nơi các bạn bày tỏ suy nghĩ thật của cá nhân mình.
 Theo Kim Bông/Tiền phong

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm