Dân hùa nhau đốt xe, đánh người: Không phải từ lòng tốt

Nghiêm trọng nhất là vụ cả ngàn người cùng vây quanh đốt rụi một chiếc ô tô Fortuner ở huyện Thanh Hà (Hải Dương) và vụ hành hung gây thương tích nặng cho hai phụ nữ bán tăm ở Sóc Sơn (Hà Nội).

Sau bài Cả ngàn người vây đốt ô tô vì nghi thôi miên” đăng ngày 21-7 và bài Sự thật đau lòng vụ 2 phụ nữ bị đánh vì nghi bắt cóc” đăng ngày 22-7 trên báo Pháp Luật TP.HCM, hàng loạt ý kiến bất bình, giận dữ của người dân đã gửi về báo. Tất cả đều không đồng tình với cách hành xử thiếu suy nghĩ, có phần ác ý và coi thường pháp luật của đám đông.

Bạn đọc nhận định đây không phải là biểu hiện nghĩa cử thấy chuyện bất bình chẳng tha. “Xuất phát từ lòng tốt thì ít mà từ tâm lý kích động, hùa theo nhau là nhiều”, “dù gặp người xấu thật cũng không được xử lý kiểu côn đồ như thế với người ta”... là nhận xét của nhiều bạn đọc.

“Tại sao khi đi ngoài đường thấy người ta bị đánh đập, cướp giật lồ lộ ra thì đứng nhìn, quay phim, chụp ảnh? Ở đây thấy người thân cô thế cô, không có khả năng tự vệ thì xúm vào làm luật rừng. Ai nói vì lòng tốt chứ tôi nghĩ đó là lưu manh và văn hóa thấp tập thể” - bạn đọc Phú Quốc bức xúc. Ý kiến này nhận được nhiều sự đồng tình.

Hiện trường chiếc xe Fortuner bị đốt rụi (ảnh trái) và bà Phúc (ảnh phải) một trong hai phụ nữ bán tăm bị vây đánh

Độc giả Nguyen Ngon góp ý: “Nếu nghi ngờ thì có thể tạm giữ và báo cho công an. Không thể hành xử thiếu đạo đức như thế, lỡ họ là người lương thiện thì làm sao bù đắp?”.

Đám đông tỏ ra là ngăn chặn việc xấu nhưng nhiều người đã tự biến mình thành người xấu, thậm chí tội phạm mà không hay biết. Hành động như những vụ việc trên có thể khép vào tội cố ý gây thương tích, cố ý hủy hoại tài sản... với mức hình phạt cao. “Chính quyền cần tuyên truyền rộng rãi cho người dân chấm dứt ngay các hành động tương tự. Không ai có quyền đánh đập người khác, có thể họ không biết mình đang vi phạm pháp luật” là bình luận của bạn Nga Dinh.

Bạn Nguyễn Ngọc Hoa cảnh báo: “Những vụ đánh người oan nhưng công an không tìm ra kẻ đầu trò để xử lý, răn đe tức thời thì sẽ còn nhiều vụ việc nghiêm trọng hơn xảy ra. Đặc biệt những kẻ côn đồ, quá khích sẽ lợi dụng vào đó đánh hôi, làm trò tiêu khiển”. Ý kiến trên cũng được các bạn đọc Văn Quang, Phong Trần, Hung Phung Tuan đồng tình, “vụ việc có dấu hiệu không sợ trách nhiệm vì ỷ y cả đám đông cùng làm, hùa theo hành hạ người khác một cách vô tội vạ, thiếu lòng nhân. Chính quyền phải quyết liệt ngăn chặn và xử lý thật nặng để chấm dứt ngay cảnh mượn cớ đánh người và phá hoại này”.

Hiện phía công an địa phương cũng đã có những phương án của riêng mình để tìm ra và xử lý những người vi phạm trên. Phần mình, người dân phải hết sức tỉnh táo, hành xử đúng mực bởi như độc giả Văn Kiên chia sẻ: “Trong xã hội thượng tôn pháp luật, không ai có thể mượn cớ chống lại cái xấu mà tùy tiện hành động. Sai một li đi một dặm, tới lúc bị bắt tù, phạt tiền thì chẳng có đám đông nào gánh thay được đâu”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử

Vấn nạn livestream bất chấp hoàn cảnh!

(PLO)- Vừa qua vụ việc nam thanh niên 18 tuổi nhảy sông tự tử được bàn tán xôn xao trên nền tảng livestream. Hành động này được cho là thiếu tình người, gây bức xúc. Cần có giải pháp xử lý để loại trừ.

Thói ngụy biện

Thói ngụy biện

(PLO)- Trong tất cả mọi việc, chỉ có phản biện, tranh luận một cách chân thành, thẳng thắn mới là con đường chân chính hướng tới và đi tìm chân lý. Trên con đường ấy, thói ngụy biện cần phải được dẹp bỏ.

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

Nhân chuyện facebook sập: Nếu bạn từ bỏ mạng xã hội?

(PLO)- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển nên mạng xã hội chiếm vị trí không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người. Mạng xã hội mang đến niềm vui, giải tỏa căng thẳng nên không ít người “nghiện”. Vậy nếu bạn từ bỏ mạng xã hội thì điều gì sẽ xảy ra?