Phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất:

Lo ngại tăng thêm gánh nặng cho người mua nhà

Đó là nội dung chính được ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS thành phố (HoREA) đưa ra trong văn bản kiến nghị gửi UBND thành phố, HĐND thành phố, Sở xây dựng, Sở tài chính vào chiều nay (2-8).

Trước đó, Sở Tài chính TP.HCM cho rằng, đối với lĩnh vực sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất thường sử dụng diện tích đất tương đối lớn, nhưng lợi nhuận không cao bằng các lĩnh vực nhà ở, thương mại, dịch vụ. Vì vậy, Sở đề xuất phân thành 2 nhóm đối tượng để xây dựng mức thu cho hợp lý, cụ thể:

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước thành đất ở; đất kinh doanh dịch vụ, thương mại; tài chính; nhà hàng; khách sạn; văn phòng làm việc và cho thuê: Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tính bằng 80%.

Ảnh minh họa.

Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất để sản xuất tiểu thủ công nghiệp; nhà xưởng; hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất xây dựng siêu thị, cửa hàng thương mại - dịch vụ bán hàng bình ổn giá; cửa hàng xăng dầu; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê… Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa tính 50%.

Tuy nhiên HoREA nhận thấy đề xuất trên của Sở Tài chính chưa thật thấu tình đạt lý. “Không có cơ sở khoa học và cả trong thực tiễn để nói đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, khu công nghiệp, khu chế xuất có lợi nhuận không cao bằng các lĩnh vực nhà ở, thương mại, dịch vụ. Vì trên thực tế có những doanh nghiệp chủ đầu tư các khu công nghiệp lớn đã đạt lợi nhuận cao và ổn định hơn các chủ đầu tư dự án bất động sản”, ông Châu nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Châu cũng cho rằng các chủ đầu tư dự án bất động sản nhà ở còn phải thực hiện hàng loạt ràng buộc khác như: dành 20% quỹ đất kinh doanh để làm nhà ở xã hội; dành 20% căn hộ của dự án để cho thuê; thực hiện bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai; đầu tư hệ thống cấp điện, cấp nước… . Trong khi đó, các chủ đầu tư đang nỗ lực giảm giá thành để người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận nhà ở.

Do tình hình thị trường bất động sản mới vừa phục hồi và tăng trưởng chưa thực sự vững chắc, nên HoREA đề nghị HĐND Thành phố, UBND Thành phố chỉ quy định mức nộp bằng 50% giá đất trồng lúa nước theo bảng giá đất thì phù hợp hơn, bởi lẽ các doanh nghiệp phát triển bất động sản đã phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ khi triển khai dự án, mà cuối cùng người tiêu dùng là người phải gánh chịu các loại chi phí này khi mua nhà.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hội

7 'chìa khóa' mở nguồn cung nhà ở xã hộiLongform

(PLO)- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ cần nâng cao chất lượng công trình nhà ở xã hội tương đương nhà ở thương mại cho người dân yên tâm, tin tưởng vào chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước.

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

Giá nhà liên tục biến thiên, người mua sốt sắng tìm nhà trả góp

(PLO)- Giữa bối cảnh giá BĐS liên tiếp lập đỉnh chưa có dấu hiệu chững lại, lãi suất thấp kỷ lục, thị trường xuất hiện xu hướng dịch chuyển dòng tiền ra khỏi nhà băng để tìm đến các dự án trả góp dài hạn. Đây được xem là phương án tối ưu vừa bảo vệ giá trị tài sản trước nguy cơ mất giá – lạm phát, vừa nhanh chóng sở hữu nhà ở trước khi giá tăng quá cao.

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

Giá rao bán nhiều chung cư ở Hà Nội tăng 33%

(PLO)- Giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Thực tế, không ít dự án có mức tăng giá trên dưới 30% chỉ sau 1 năm.