Đề xuất giảm diện tích tối thiểu được tách thửa ở TPHCM

Sở TN&MT TP.HCM vừa hoàn thiện dự thảo quyết định thay thế Quyết định 33/2014 quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn TP.HCM. Sở đã gửi dự thảo lấy ý kiến các quận/huyện và các đơn vị liên quan, sau đó sẽ tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện và trình UBND TP xem xét ban hành.

Hai phương án về diện tích tối thiểu được tách thửa

Trong dự thảo, Sở TN&MT đưa ra hai phương án quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở. Theo phương án 1 (cũng là phương án Sở TN&MT lựa chọn), diện tích tối thiểu được tách thửa đất ở tại các địa phương giảm khá nhiều. Cụ thể tại các quận nội thành, diện tích tối thiểu tách thửa là 36-45 m2 (theo Quyết định 33 là 36-50 m2). Diện tích tách thửa tối thiểu tại các quận mới, thị trấn các huyện hoặc khu vực được quy hoạch đô thị hóa thuộc huyện là 50 m2 và các huyện ngoại thành là 80 m2 kèm theo các điều kiện về hạ tầng (theo Quyết định 33 là 50-120 m2 kèm theo ràng buộc về hạ tầng kỹ thuật).

Tại phương án này, Sở TN&MT bỏ hẳn quy định về thửa đất ở hình thành sau khi tách thửa có nhà ở hiện hữu và đất ở chưa có nhà để quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa. “Đó là vì việc phân ra làm hai trường hợp như tại Quyết định 33 dễ gây hiểu nhầm và tạo kẽ hở để chủ đất lách. Đây cũng là thực tế đang xảy ra tại nhiều quận, huyện trong thời gian qua” - ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN&MT, lý giải.

Nếu giảm diện tích tối thiểu được tách thửa ở TP.HCM, nhiều người dân ở quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn...sẽ dễ dàng tách thửa hơn. Ảnh: HTD

Ở phương án 2, Sở TN&MT đa phần giữ nguyên như quy định tại Quyết định 33, chỉ giải thích rõ hơn thuật ngữ “đất ở chưa có nhà và đất ở đã có nhà hiện hữu”. (Nội dung cụ thể của hai phương án xin xem box.)

Đáng chú ý là theo dự thảo, trường hợp thửa đất không phù hợp quy hoạch hoặc có trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án nhưng sau ba năm chưa có quyết định thu hồi đất và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất được tách thửa. Nếu được ban hành, quy định này sẽ gỡ rối cho nhiều người dân ở quận 9, Thủ Đức, Hóc Môn... Bởi hiện nay các địa phương này không cho tách thửa đối với khu vực quy hoạch là đất dân cư xây dựng mới.

Đất nông nghiệp được tách tối thiểu 500 m2

So với Quyết định 33, dự thảo quy định thêm về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, hiện nay Luật Đất đai 2013 không giao cho UBND cấp tỉnh quy định về việc tách thửa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong dự thảo nghị định của Chính phủ có quy định về việc này, cộng thêm thực tiễn tại TP.HCM thời gian qua nhiều quận, huyện và cá nhân kiến nghị cần phải có quy định về tách thửa đất nông nghiệp để làm cơ sở giải quyết. “Dự thảo đưa thêm quy định này xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân và tạo cơ sở pháp lý để cơ quan chuyên môn giải quyết quyền lợi chính đáng của người dân” - ông Thắng nói.

Về việc tách thửa đất nông nghiệp, dự thảo chia thành hai trường hợp: Thứ nhất, thửa đất thuộc khu vực quy hoạch để sản xuất nông nghiệp được phép tách thửa. Điều kiện là các thửa đất mới được hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500 m2 đối với đất nông nghiệp khác và 1.000 m2 đối với đất nông nghiệp đã được quy hoạch để sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, thửa đất thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố để chuyển sang mục đích phi nông nghiệp thì không được tách thửa. Sau ba năm Nhà nước không thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nếu cơ quan có thẩm quyền chưa điều chỉnh hoặc hủy bỏ thì được tách thửa nhưng diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại không được nhỏ hơn 1.000 m2.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Nhu cầu thuê chung cư vẫn trong xu hướng tăng trong khi nguồn cung sẵn có thiếu hụt. Ảnh minh họa: TIỂU MINH

Mỗi năm, giá căn hộ tăng trưởng 2 chữ số

(PLO)- Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết giá căn hộ liên tục tăng trong những năm qua, bất chấp bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường bất động sản.

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

‘Đổi vận’ từ thuê trọ thành chủ căn hộ hạng sang nhờ biết tận dụng gói vay

(PLO)- Giữa bối cảnh giá thuê nhà liên tục tăng cao, nhiều người trẻ đã linh hoạt tận dụng ưu đãi thanh toán tốt chưa từng có từ chủ đầu tư để mua nhà. Việc hoán đổi chi phí thuê nhà vào dòng tiền trả góp được xem là bài toán thông minh của người trẻ khi vừa thoát cảnh thuê trọ vừa sớm có nhà riêng.

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

Lợi thế 'không thể sao chép' của dòng căn hộ hạng sang, vị trí lõi trung tâm

(PLO)- Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, nhiều nhà đầu tư sành sỏi tiếp tục đặt niềm tin vào dòng sản phẩm căn hộ hạng sang, đặc biệt là tại các dự án có vị trí kim cương ở vùng lõi trung tâm với kỳ vọng sớm gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời thu về lợi nhuận bền vững từ việc cho thuê đều đặn.