Chuyện Công Phượng và ông…sao

Báo chí quan tâm đến cầu thủ là một điều tốt, nhưng với một cầu thủ trẻ thì cũng phải nên chừng mực. Vì chỉ cần những đồng đội xung quanh Phượng cứ lầm tưởng Phượng mắc bệnh sao thì sẽ rất khó…”

Vâng, những ngày ở Cần Thơ để dự giải U-21 Quốc tế Báo Thanh Niên, cái khách sạn FortuneLand (hay còn gọi là khách sạn Vạn Phát) trên đường Trần Văn Khéo lúc nào cũng có hàng trăm khán giả chờ chực sự xuất hiện của Công Phượng. Mỗi khi đội ra xe đi tập hay ra sân thì đấu là hàng trăm fans hâm mộ, trong đó không ít “hot girl” của các trường đại học ở Cần Thơ mặt xinh như thiên thần ùa vào xin chữ ký, xin được chụp hình “tự sướng”. Thậm chí có “hot girl” còn “nảy” phần áo đang mặc trên người ở những chỗ nhạy cảm để Công Phượng cầm bút ký vào đó nữa.

Trên sân tập mọi động tác của Phượng đều được cánh săn ảnh không bỏ qua và tung lên mạng.

Công Phượng không có lỗi, cái lỗi là người hâm mộ, truyền thông… những kẻ muốn đẩy đám cầu thủ trẻ trong trắng này lên thành trào lưu sốt để đăng quang thương hiệu và ngầm câu kết với một số truyền thông làm điều đó. Cuối cùng các em là nạn nhân, Công Phượng là nạn nhân.

Công Phượng là nạn nhân của trò lăng xê ở rất nhiều góc độ. Việc Công Phượng được dư luận săm soi quá nhiều khiến ngay cả những đồng đội của Phượng cũng cảm thấy khó chịu. Phải chịu sự trễ nãi của Phượng vì bận ký tặng. Ngay cả những người hiểu nhất Công Phượng là “nạn nhân” cũng dần dần khó chấp nhận được. Phượng không mắc bệnh “sao” nhưng em bị đồng đội hoài nghi, bực dọc vì đôi lúc toàn đội bị quấy rầy nhiều quá, một cách không cần thiết.

Dư luận, mọi người, truyền thông…hãy trả lại sự thoải mái, sự hồn nhiên cho một cầu thủ trẻ trước khi Công Phượng có dấu hiệu bị cô lập, chứ chưa nói em mắc bệnh sao bị đồng đội ghét. Và xa hơn là đừng gieo vào một tầng lớp rộng lớn của người hâm mộ sự ảo tưởng, gieo vào Công Phượng và những ngừoi bạn của em sự ảo tưởng có thể làm hư cả một đội bóng.

Hãy nhìn lại, các em đã được gì? Năm 2013 đá chung kết giải U-19 Đông Nam Á thì thua U-19 Indonesia, Năm 2014, đá chung kết U-22 Đông Nam Á thì thua U-19 Myanmar. Tại chung kết U-19 châu Á thì bị loại ngay sau vòng bảng.

“Nho còn non lắm” đừng ảo tưởng. Các em được đào tạo tốt thật so với lâu nay của bóng đá Việt Nam nhưng chẳng là gì cả. Đừng vì hai trận thắng U-19 Úc (ở vòng loại châu Á năm 2013 và ở Nutifoofood tại Hà Nội) rồi tưởng mình trùm thiên hạ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm