HỘI THẢO GÓP Ý TỔNG KẾT THI HÀNH HIẾN PHÁP 1992

Đảm bảo quyền phúc quyết của nhân dân

Ngày 31-1, tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ đã tổ chức thảo luận, góp ý dự thảo báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 với thành phần gồm lãnh đạo Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, HĐND, UBND, Sở Tư pháp và Sở Nội vụ của 31 tỉnh, TP khu vực phía Nam và Tây Nguyên.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhất trí với sự đồng thuận của phần lớn đại biểu về việc tăng cường hơn nữa các hình thức dân chủ trực tiếp. Việc sửa đổi, bổ sung hiến pháp lần này cần hoàn thiện quy định về quyền làm chủ của nhân dân đối với Nhà nước được xác định trên nguyên tắc “tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”. Hiến pháp phải ghi nhận đầy đủ quyền làm chủ và cách thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân bằng các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Do đó, cần bổ sung trong Hiến pháp mới điều khoản về “quyền phúc quyết của nhân dân” đối với hiến pháp và các việc trọng đại của đất nước. Đồng thời, xác lập nguyên tắc các vấn đề trọng đại nhất thiết phải đưa ra cho nhân dân phúc quyết để làm cơ sở xây dựng một đạo luật quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện quyền phúc quyết của toàn dân.

Để mở rộng quyền dân chủ trực tiếp, đảm bảo nhân dân có quyền quyết định các vấn đề trọng đại quốc gia, ngoài quyền phúc quyết còn có phương án thứ hai là tách từ Điều 53 Hiến pháp 1992 thành điều khoản riêng quy định về “quyền biểu quyết của nhân dân khi Nhà nước trưng cầu ý dân” về việc sửa đổi hiến pháp và các vấn đề trọng đại quốc gia. Đồng thời, quy định về phạm vi các vấn đề phải trưng cầu dân ý, nguyên tắc thực hiện trưng cầu dân ý làm cơ sở để tiến tới xây dựng một đạo luật cụ thể hóa cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu dân ý.

Hội thảo có sự đồng thuận cao đối với các nhóm kiến nghị về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, mối quan hệ nội bộ Chính phủ; mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát giữa Chính phủ và Quốc hội, Chủ tịch nước, TAND Tối cao, VKSND Tối cao trong thực hiện ba quyền hành pháp, lập pháp, xét xử; về phân cấp, phân quyền nhưng đảm bảo mức độ kiểm soát thống nhất tập trung, tránh “tản quyền” trong quan hệ của Chính phủ với các chính quyền địa phương; cơ chế bảo hiến, xét xử những hành vi vi hiến…

BÌNH MINH

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.