Đọc gì trên Pháp Luật TP.HCM số Chủ nhật 1-4-2012?

Chuyên đề: Hiểm họa từ xịt thuốc cho trái cây

Nhiều loại thực phẩm phục vụ bữa ăn hàng ngày đang bị thẳng tay đầu độc bằng các loại hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật nhưng người tiêu dùng không biết hoặc có biết vẫn phải ăn.

Phóng viên đã về tận các nhà vườn ở miền Tây để mục sở thị những cành cây sai oàn trái, trái nào cũng bóng mượt nhưng gia chủ không dám hái cho khách ăn. Ông D. nhanh tay ngăn lại, nói: “Muốn ăn thì ra hái mấy cây sau nhà, còn đám mận này để… bán”.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên tiễn phóng viên truyền hình ra khỏi nhà vì họ phỏng vấn không trả tiền

Lần đầu tiên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên – người nổi tiếng là dễ tính đã đuổi các phóng viên truyền hình ra khỏi nhà vì nhà đài không trả thù lao cho mình. Ngay cả khi cô phóng viên móc tiền túi ra gửi thì ông cũng không chịu vì đây không phải là quan hệ giữa cá nhân cô phóng viên và ông, mà đây là quan hệ của một cơ quan truyền thông với một nhân vật của xã hội

“Hầu như tất cả các báo nói, báo viết, báo hình ở ta đều quen thói dựa vào quan hệ cá nhân của phóng viên để phỏng vấn, hỏi chuyện, đăng bài đề tên phóng viên nhưng nhân vật được hỏi, người chịu trách nhiệm chính về những phát ngôn, thì làm việc không công. Cách thức như thế là của một nền báo chí nghiệp dư và thủ công. Các ban biên tập không rèn luyện cho nhân viên của mình thói quen tác nghiệp có bài bản, chính quy” – nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết.

“Kỳ quan Hạ Long” oằn lưng chịu phí?

Sau khi Vịnh Hạ Long được công bố là 1 trong 7 kỳ quan thế giới vào 30-3, toàn bộ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, nhà sản xuất đồ lưu niệm... muốn gắn logo N7W phải trả phí bản quyền cho New Open World Corporation. Cụ thể phí như thế nào thì các bên sẽ đàm phán với nhau, Bộ VH-TT&DL không có chức năng can thiệp vào việc tính phí. Điều này tạo ra nguồn dư luận phản ứng của người dân đồng thời không tránh khỏi việc New Open World Corporation bị “khui” lại lịch sử của danh hiệu và số tiền hơn 100 triệu USD mà tổ chức này nhận được qua việc bình bầu.

Touch – Chạm vào chuyện tình dục thật hơn

Khán giả Việt chú ý đến Touch vì nó mở ra một thế giới của những người làm móng (nail) – ngành nghề giúp nuôi sống nhiều thế hệ người Việt trên đất Mỹ và cả người thân tại Việt Nam. Không dè dặt, đạo diễn Nguyễn Đức Minh nói rằng phim Việt Nam khi miêu tả tình yêu hay cảnh làm tình thường thơ mộng và ý nhị, có thể là vì lý do kiểm duyệt. Còn với Touch, anh muốn đẩy thêm một nấc, đưa cảnh tình dục lên giống thật hơn, dù có thể bị phê phán là thô tục. Bởi anh cho rằng khán giả Việt Nam sẵn sàng với chuyện này rồi.

Máy tính bảng cho giới bình dân

Do ưu điểm là không quá đắt, các sản phẩm máy tính thương hiệu Việt bắt đầu thu hút được giới tiêu dùng trong nước, đặc biệt những người bình dân đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn. Mặc dù không có cấu hình “khủng” như iPad hay nhiều dòng máy cao cấp khác, thế nhưng những chiếc máy tính bảng thương hiệu Việt vẫn đáp ứng nhu cầu giải trí của giới công nghệ trẻ…

Hồ sơ tư liệu:

Tranh giành ảnh hưởng ở Biển Đông- Bài 2: Cuộc tranh giành địa vị siêu cường

Học sinh trường Quốc tế đuối… tiếng Việt!

Một học sinh lớp 10 được học trường quốc tế từ khi vào lớp 1 rất giỏi tiếng Anh, nhưng không thể viết nổi một câu tiếng Việt. Muốn nhắn gì cho bố mẹ hoặc ông bà, cậu học sinh này lấy máy tính gõ tiếng Anh rồi copy qua Google dịch. Trong giao tiếp thì cậu không phân biệt được những từ ngữ đơn thuần như gà trống, gà mái mà chỉ gọi là gà đực, gà cái…

Từ thực tế này, GS ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân đưa ra những lời khuyên thiết thực cho các bậc phụ huynh là nên cho con học ngoại ngữ từ lúc nào.

Nghiện ngọt có thể bị ung thư

Thực phẩm ngọt khi đưa vào cơ thể sẽ  hấp thu rất nhanh vào máu, làm tăng mức đường trong máu. Khi đó, insulin sẽ được tiết ra để chuyển glucose vào tế bào sử dụng và giữ mức đường trong máu được ổn định. Lượng đường dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ dự trữ làm tăng tích mỡ bên trong cơ thể dẫn đến béo phì. Sự tích tụ mỡ quá mức trong cơ thể (chủ yếu ở vùng nội tạng) là yếu tố nguy cơ của các căn bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư.

Góc nhìn của ĐINH VĂN QUẾ: Sao không thay vành móng ngựa bằng ghế bị cáo?

Vành móng ngựa là một bộ phận không thể thiếu được trong phiên tòa hình sự. Thế nhưng trong Bộ luật tố tụng hình sự lại chẳng có điều luật nào quy định tại phiên tòa bị cáo phải đứng trước vành móng ngựa. Thế nên mới có chuyện khi ra tòa, bị cáo nhất quyết không chịu đứng vào vành móng ngựa. Chủ tọa giải thích thế nào bị cáo cũng không chịu vào, bị cáo cãi: “luật không quy định, sao bắt bị cáo đứng vô?”

Truyện ngắn Quý tử phá án của nhà văn Phan Đức Nam

Tạp văn Tấu khúc trong sương của nhà văn Nguyễn Toàn

BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm