Nợ đọng văn bản nhiều thì làm sao đột phá thể chế được

“Khi sửa Điều 170 Luật Doanh nghiệp, Chính phủ thuyết phục QH rằng không ban hành thì nhiều doanh nghiệp sẽ ngừng hoạt động hoặc vi phạm luật, khó khăn… nhưng đến khi ban hành xong thì lại để đấy đến nay cũng chưa ban hành được văn bản hướng dẫn” - ông Minh nói.

Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cũng cho rằng thiệt hại do việc ban hành văn bản chậm gây ra là rất lớn. Vì thế, QH hoặc Ủy ban Thường vụ QH cần giám sát toàn diện vấn đề trên để có biện pháp khắc phục. “Chúng ta đã xác định ba khâu đột phá, trong đó có đột phá về thể chế nhưng với tình trạng nợ đọng văn bản nhiều đến vậy thì làm sao mà đột phá thể chế được” - ông Dũng băn khoăn. Theo ông Dũng: “Chúng ta yêu cầu Chính phủ kiểm điểm nhưng QH cũng phải kiểm điểm vì để luật khung, luật ống. Chúng ta cứ kêu Chính phủ nhưng bản thân chúng ta khi bấm nút biểu quyết thông qua các luật thì vẫn cứ đồng ý “giao Chính phủ quy định” như thế thì QH cũng có lỗi”.

Để chấn chỉnh tình hình này, ông Minh và nhiều đại biểu đề nghị QH nên ban hành nghị quyết về nội dung trên, trong đó phải quy định xử lý trách nhiệm của Chính phủ, của Thủ tướng, của các Bộ đồng thời đưa vào xem xét khi lấy phiếu tín nhiệm trong kỳ họp QH năm 2014.

THÀNH VĂN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm