Vì sao cử tri chưa thực hiện quyền bãi nhiệm?

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cũng đã đề nghị Ủy ban Thường vụ QH trình QH bãi nhiệm tư cách ĐB của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Việc bà Yến có bị QH bãi nhiệm tư cách ĐBQH hay không còn phải đợi đến khi QH họp.

Việc ĐBQH bị xem xét, đề nghị bãi nhiệm là thực hiện quy định của hiến pháp khi cảm thấy ĐB đó không còn xứng đáng với vị trí đại diện cho cử tri: “ĐBQH bị cử tri hoặc QH bãi nhiệm khi ĐB đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” (Điều 7 Hiến pháp năm 1992). Hiến pháp quy định hai chủ thể có quyền bãi nhiệm ĐB là QH và cử tri. Thực tế, QH bãi nhiệm tư cách ĐBQH đã có tiền lệ nhưng việc cử tri bãi nhiệm tư cách ĐBQH thì chưa thực hiện bao giờ.

Hiến pháp quy định QH hoặc cử tri đều có quyền bãi nhiệm tư cách ĐBQH nhưng trường hợp nào thì QH bãi nhiệm, trường hợp nào thì cử tri bãi nhiệm lại không có giải thích chính thức nên có thể có những cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào điều văn của điều luật, có thể hiểu rằng: Cử tri phải là người có quyền và thực hiện quyền bãi nhiệm trước, nếu vì lý do nào đó mà không tổ chức để cử tri bỏ phiếu “bất tín nhiệm” đối với ĐB cần bãi nhiệm thì lúc đó QH mới thực hiện quyền bãi nhiệm. Điều văn của Điều 7 viết: “ĐBQH bị cử tri hoặc QH bãi nhiệm” chứ không viết “ĐBQH bị QH hoặc cử tri bãi nhiệm”. Mặt khác, điều văn còn quy định: “Khi ĐB đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”, chứ không quy định: “Không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của QH”. Sự tín nhiệm của nhân dân là điều kiện duy nhất để một ĐBQH có bị bãi nhiệm hay không. Nhân dân không ai khác chính là cử tri.

Lý do gì mà cử tri chưa thực hiện quyền bãi nhiệm? Có thể thấy việc bãi nhiệm ĐBQH do QH tiến hành đã có quy trình (ai đề nghị, ai trình và cuối cùng QH thông qua) nhưng trình tự, thủ tục bãi nhiệm ĐBQH do cử tri thực hiện thì chưa có quy định. Có lẽ đây là lý do vì sao cử tri nước ta chưa thực hiện được quyền bãi nhiệm ĐBQH.

Quyền bãi nhiệm ĐBQH là một quyền rất quan trọng được quy định trong hiến pháp, nếu quyền này không được thực hiện trên thực tế thì đồng nghĩa với việc hiến pháp thực thi chưa đầy đủ. Thiết nghĩ, QH nên cụ thể hóa Điều 7 Hiến pháp 1992 thành luật, pháp lệnh hoặc nghị quyết về phạm vi, trình tự, thủ tục bãi nhiệm Đại ĐBQH; quy định rõ trường hợp nào thì cử tri bãi nhiệm, trường hợp nào do QH bãi nhiệm; đồng thời áp dụng phổ biến hình thức cử tri bãi nhiệm ĐBQH, cũng là nhằm tăng cường tính dân chủ trong việc bầu và bãi nhiệm ĐBQH và HĐND các cấp.

Đã đến lúc nên tổ chức để cử tri thực hiện quyền bãi nhiệm. Nếu tính chất, mức độ sai phạm của ĐB không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì cử tri sẽ quyết về tư cách ĐB của họ.

ĐINH VĂN QUẾ

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mới

Quan hệ Việt Nam - Australia bước sang một chương mớiLENS

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese thống nhất nâng cấp quan hệ Việt Nam-Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện và trao đổi, nhất trí cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện sáu phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Manet

(PLO)- Thủ tướng Việt Nam và Thủ tướng Campuchia nhất trí nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư, đẩy mạnh kết nối hai nền kinh tế, nhất là kết nối giao thông, làm cơ sở và tạo động lực mới cho việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực khác.