Công nhân bị đuổi việc dọa thổi bay nhà máy

Khoảng 200 công nhân tại nhà máy New Fabris, cách thủ đô Paris 300 km về phía tây nam, đã tụ tập biểu tình đòi đối tác chính của nhà máy là hãng xe Renault and PSA Peugeot-Citroen phải bồi thường cho mỗi người hơn 42.000 USD.

Nhà máy New Fabris bị đóng cửa vào ngày 16/6 và tất cả 366 công nhân tại đây đều bị sa thải. Những người mới mất việc đổ lỗi cho Peugeot-Citroen and Renault đã hủy hợp đồng, khiến họ không có việc làm và nhà máy bị phá sản. Cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 20/6.

Quang cảnh bên ngoài nhà máy sản xuất xe hơi New Fabris tại thành phố Chatellerault, miền trung nước Pháp. Một nhà chức trách địa phương tiết lộ thông tin cho biết các thùng chứa khí gaz (bên trái ảnh) thực chất rỗng không. Tuy nhiên, đã có một vài thiết bị trong nhà máy bị đốt cháy. Ảnh: AP.
Quang cảnh bên ngoài nhà máy sản xuất xe hơi New Fabris tại thành phố Chatellerault, miền trung nước Pháp. Một nhà chức trách địa phương tiết lộ thông tin cho biết các thùng chứa khí gaz (bên trái ảnh) thực chất rỗng không. Tuy nhiên, đã có một vài thiết bị trong nhà máy bị đốt cháy. Ảnh: AP.

Nhóm người quá khích đe dọa nếu đến ngày 31/7 mà vẫn chưa được đáp ứng, họ sẽ cho thổi bay nhà máy. Vũ khí được sử dụng là 20 thùng đựng khí gas, dựng bao quanh kho xưởng và được nối với nhau bằng dây điện.

"Chúng tôi đang bị dồn đến ngõ cụt", Guy Eyermann, đại diện công đoàn, nói, "Rất nhiều người đã làm việc ở đây 25 đến 35 năm. Họ đã cống hiện cả cuộc đời cho công ty".

Hôm nay, người phát ngôn của PSA Peugeot Citroen, Pierre-Olivier Salmon cho biết công ty từ chối đáp ứng yêu cầu của các công nhân. "Thật là một thế giới ngược đời. Chúng tôi không phải là cổ đông cũng chẳng phải chính quyền và không có nhiệm vụ phải trả khoản tiền này", Salmon nói.

Theo Salmon, PSA đã trả 1,2 triệu euro để mua những gì còn lại của nhà máy sau khi đóng cửa. Bên trong kho xưởng hiện vẫn còn nhiều máy móc đắt tiền. Các công nhân đang tìm mọi cách để ngăn không cho Renault and Peugeot-Citroen đến thu hồi thiết bị.

Không những thế, những người biểu tình còn kêu gọi tất cả các nhà máy bị đóng cửa khác tại châu Âu cùng hành động như họ. Cho đến nay, đã có ít nhất 2 vụ bắt chước khác sử dụng khí gas làm vũ khí xảy ra tại Canada và Pháp. Bộ trưởng Lao động Pháp Xavier Darcos cho biết, ông thấu hiểu nỗi giận dữ của công nhân, nhưng cũng cảnh báo nguy cơ bạo lực nghiêm trọng.

Theo Thanh Bình (VNE/ AP)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm