Cụt 1 bàn tay có được phép học lái ô tô?

Tuy nhiên, khi anh đi khám sức khỏe để thi bằng lái ô tô thì nhiều bệnh viện cho hay anh không đủ điều kiện để đào tạo, sát hạch để cấp bằng lái xe hạng B1 (số tự động).

Ông Lê Tuấn Đống, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết Thông tư liên tịch số 24/2015 của Bộ Y tế và Bộ GTVT về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe quy định rõ người bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng) là không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

“Như vậy, nếu chỉ bị cụt hoặc mất chức năng một bàn tay hoặc một bàn chân và các chân, tay còn lại vẫn nguyên vẹn, không bị suy giảm chức năng thì công dân đó đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển các hạng xe tương ứng (hạng A1 hoặc hạng B1). Nếu người đó đạt các yêu cầu khi thi sát hạch sẽ được cấp giấy phép lái xe (GPLX) và được điều khiển các loại xe tương ứng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của công dân đó (hạng A1 hoặc hạng B1)” - ông Đống nhấn mạnh.

Anh Đoàn Công Mạnh, vận động viên Para Game, cho rằng anh đủ sức khỏe để học lái xe. Ảnh: VIẾT LONG

Cũng theo ông Đống, ngoài ra Thông tư 12/2017 của Bộ GTVT cũng quy định khi đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, người khuyết tật được đi thi sát hạch để lấy GPLX hạng B1. Trường hợp trung tâm đó không có xe để phù hợp với người khuyết tật thì người khuyết tật có thể mang xe mình sử dụng đến sát hạch.

Theo đó, ông Đống khẳng định trường hợp anh Đoàn Công Mạnh nếu cơ sở nào bảo không đủ điều kiện để đào tạo, sát hạch để cấp GPLX chỉ vì cụt một bàn tay như phản ánh thì anh Mạnh cần yêu cầu bác sĩ ghi rõ vào giấy khám sức khỏe để đơn vị có cơ sở xem xét, kiến nghị.

Liên quan đến các cơ sở y tế khám và cấp chứng nhận sức khỏe cho người khuyết tật để họ thi bằng lái ô tô, ông Đống cho biết những cơ sở y tế đáp ứng quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 109/2016 (quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh) sẽ đủ điều kiện để khám sức khỏe cho người lái xe.

“Đối với các cơ sở từ chối khám cho người khuyết tật thì công dân đó cần đề nghị cơ sở y tế đó nêu lý do để làm cơ sở xử lý...” - ông Đống nhấn mạnh.

Người khuyết tật phải tái khám

Thông tư liên tịch số 24/2015 có quy định việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ô tô. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào việc người đó được cấp GPLX hạng nào, có hành nghề lái xe hay không và cụ thể hành nghề lái xe thuộc hạng nào thì chủ sử dụng lái xe hoặc cá nhân người đó phải đi khám sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật về lao động, không phân biệt giữa người lành với người khuyết tật...

Ông LÊ TUẤN ĐỐNG, Trưởng phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý khám chữa bệnh

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm