Nam bộ bước vào thời kỳ nắng nóng

Nam bộ bước vào thời kỳ nắng nóng ảnh 1
Ông Nguyễn Minh Giám - Ảnh: Q.KHải
Nắng nóng ở Nam bộ còn kéo dài đến nửa đầu tháng 5. Ông cho biết: - Thông thường vào tháng 3 hằng năm là thời kỳ xảy ra nắng nóng ở nước ta. Ở Bắc bộ do vẫn còn có những đợt không khí lạnh xen kẽ nên thời tiết cũng xen kẽ nóng và lạnh. Còn ở Nam bộ ít chịu tác động của không khí lạnh hơn nên nắng nóng sẽ kéo dài hơn. Nắng nóng ở Nam bộ còn kéo dài đến nửa đầu tháng 5, trong đó cao điểm của nắng nóng từ tháng 4 đến nửa đầu tháng 5. Theo số liệu quan trắc trong thời gian cao điểm nắng nóng trước đây, nhiệt độ tại Nam bộ có nơi đã lên đến 40,50C (ở Đồng Xoài, Bình Phước), TP.HCM nhiệt độ cũng lên đến 390C. Tuy nhiên, dự báo nắng nóng trong năm nay nhiệt độ cao nhất ở mức 38-390C. * Nhiệt độ cao nhất đo được những ngày qua ở mức 35-360C nhưng vì sao người dân cảm thấy nhiệt độ cao hơn, đặc biệt khi ra đường nắng thì thấy nóng rát cả người?- Trước đó, chúng ta đang ở thời kỳ mát mẻ cộng thêm có nhiều đợt mưa trái mùa làm nền nhiệt độ chung không cao, đột ngột nắng nóng xuất hiện liên tục tạo cảm giác nóng bức là khó tránh khỏi. Chưa kể độ ẩm trong không khí thấp, trời ít mây nên nắng xuất hiện khá sớm và kết thúc muộn... Ngoài ra, nhiệt độ ở mức 35-360C là số liệu đo được từ các trạm quan trắc, thực tế một số nơi ngoài trời nhiệt độ có thể cao hơn 1-20C, nhất là đi ngoài đường do mặt nhựa đường hấp thu nắng nóng và tỏa nhiệt ngược trở lại môi trường xung quanh. * Nắng nóng kéo dài đồng nghĩa với tình trạng khô hạn căng thẳng, xâm nhập mặn gia tăng và mùa mưa xuất hiện muộn?- Thông thường sau mỗi đợt nắng nóng sẽ có mưa dông do các nhiễu động mang những đám mây dông từ biển vào đất liền. Nhưng ở thời điểm này, quan sát ảnh mây vệ tinh chưa thấy có những đám mây dông hình thành trên biển. Do đó, đặc điểm thời tiết trong tuần này chủ yếu vẫn là nắng nóng. Tình trạng này gây thiếu nguồn nước trong công tác tưới tiêu cho cây trồng, đặc biệt là khu vực Tây nguyên hiện đang rất khan hiếm nước. Ngoài ra, nhiệt độ cao và độ ẩm thấp cũng dễ phát sinh cháy rừng.Khu vực Tây Nam bộ ít bị ảnh hưởng nhất của nắng nóng, nhưng thay vào đó là tình trạng nước mặn theo các đợt triều cường xâm nhập sâu vào các cửa sông. Theo dự báo, tình trạng xâm nhập mặn không mạnh như thời điểm năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao, có khả năng gây ảnh hưởng hoạt động trồng trọt. Hiện trung tâm dự báo khí tượng thủy văn ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang... cũng theo dõi sát sao tình hình xâm nhập mặn và có bản tin dự báo cho các địa phương để có những kế hoạch đối phó. Về mùa mưa, theo quan điểm cá nhân tôi thì sẽ xuất hiện muộn khoảng giữa tháng 5. Theo QUANG KHẢI (TTO) ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm