Con đường tơ lụa trên biển Đông

Trong triển lãm, ngoài các hiện vật chọn lọc từ cuộc khai quật các con tàu đắm sẽ có nhiều hiện vật đã thu thập trong quá trình nghiên cứu khác, các tài liệu minh họa, bản đồ, bản vẽ các thương cảng, các chuyến tàu cập bến từ thế kỷ XVII, XVIII do những phái đoàn truyền giáo, tàu buôn ghi chép lại.

Triển lãm sẽ chia theo bốn giai đoạn: Thời tiền sử, có minh chứng từ các di tích tại Hạ Long. Thời sơ sử, từ thế kỷ I đến X, minh chứng là biển Giao Chỉ (miền Bắc) và cảng Cù Lao Chàm (miền Trung) và cảng Óc Eo (miền Nam). Giai đoạn thế kỷ XI-XV thể hiện qua vai trò cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) và cảng Thị Nại (Bình Định). Giai đoạn thế kỷ XVIII thể hiện qua các hoạt động thương mại của chính quyền đàng Trong và đàng Ngoài. Đàng Ngoài có giao dịch với Công ty Đông Ấn Hà Lan, chủ yếu qua các cảng sông như Phố Hiến hay Kẻ Chợ. Đàng Trong có cảng Hội An giao dịch với Nhật Bản.

Biển Đông Việt Nam đã từng có một con đường tơ lụa tấp nập, đặc biệt vào khoảng thế kỷ XIV-XV. Việc trưng bày sẽ là thí dụ sinh động nhất chứng minh hoạt động giao thương, buôn bán, vị trí địa lý, vai trò của Việt Nam trong tuyến đường tơ lụa trên biển.

V.THỊNH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm