Đại học phi lợi nhuận tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi

Buổi tọa đàm đã thu hút nhiều nhà quản lý, nghiên cứu về giáo dục như bà Tôn Nữ Thị Ninh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và Giáo dục Trí Việt (TVC); ông Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục; TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; ông Trần Đức Cảnh, Thành viên của Hội đồng Quản trị Hiệp hội Các trường ĐH vùng Đông Bắc bang Massachusetts; GS Gael McDonald, Hiệu trưởng ĐH RMIT Việt Nam…

Đại học phi lợi nhuận tại Việt Nam gây nhiều tranh cãi ảnh 1
Các nhà nghiên cứu nêu quan điểm về mô hình ĐH không vì lợi nhuận tại Việt Nam và mô hình này trên thế giới. Ảnh: P.ĐIỀN

Các ý kiến đánh giá tính chất không vì lợi nhuận của trường ĐH tại Việt Nam gây nhiều tranh luận tác động đến bước đi và chất lượng của các trường ĐH tư thục ở nước ta thời gian qua. Trong đó cơ sở pháp lý để hình thành ĐH không vì lợi nhuận tại nước ta còn nhiều bất cập khiến mô hình ĐH không vì lợi nhuận tại Việt Nam không giống với các nước trên thế giới.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mô hình ĐH không vì lợi nhuận trên thế giới hình thành từ lâu qua việc hiến tặng của các tổ chức, cá nhân, trong đó nhất thiết lợi nhuận không được chia, mà được đem vào đầu tư phát triển cơ sở nghiên cứu và cung cấp học bổng cho sinh viên.
Ngược lại tại Việt Nam các trường ĐH tư - mô hình không vì lợi nhuận do tư nhân đầu tư, ít nhiều lợi nhuận được chia nên không đúng tôn chỉ mô hình phi lợi nhuận. Theo đó đã phát sinh nhiều tranh cãi, rối ren trong quá trình hoạt động.
TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, cho biết từ năm 2000 trở lại đây làn sóng hình thành ĐH tư khá phổ biến, vì nhu cầu xã hội và nền giáo dục công chưa thể đáp ứng.
TS Anh lưu ý bản chất không nằm ở tên gọi vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận mà vấn đề quan trọng là chất lượng giáo dục ở các trường ĐH như thế nào, đóng góp thế nào cho xã hội…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm