Những đứa trẻ hồi hộp đến trường…

Chủ nhân của những chiếc xe ấy là đám trẻ nghèo của Trường Tiểu học Cần Đốt (Long An), chúng đang chạy sang chùa lấy quà hỗ trợ đầu năm học mới.

Đến sớm nhất, cô bé Vũ Thị Linh tranh thủ lấy chổi quét lá rơi đầy trước sân. Cha của Linh đi biệt tích từ khi em còn nhỏ, mẹ và bà ngoại tảo tần làm thuê làm mướn nuôi em ăn học. Vừa phụ giúp việc nhà vừa lo việc học, em vẫn là học sinh khá giỏi nhiều năm liền. Mỗi lần bị bạn bè trêu chọc hay nhớ cha, Linh lại lủi thủi đạp xe qua đây. Nay đã là năm thứ hai kể từ lúc Linh nhận được sự cưu mang của Phật tử ở ngôi chùa này.

Niềm vui của em Vũ Thị Linh khi nhận được quà hỗ trợ. Con đường đạp xe đến trường của em và những đứa trẻ khác hãy còn dài và lắm chông gai phía trước. Ảnh: HOÀNG LÊ

2.May mắn có đầy đủ song thân nhưng cô bé Nguyễn Thị Cẩm Tiên lại rơi vào hoàn cảnh khá éo le. Mẹ bán vé số dạo, cha làm nghề bốc vác thuê, cuộc sống đói nghèo, rày đây mai đó khiến họ chỉ cắm đầu lo cơm áo gạo tiền mà quên cả chuyện làm giấy khai sinh cho con.

Ngày đứa bé đến tuổi vào lớp 1, cả hai tá hỏa chạy khắp đầu trên xóm dưới trong vô vọng. Không còn cách nào khác, họ đành mượn giấy khai sinh của con hàng xóm trám vào hồ sơ xin nhập học cho Tiên. Bảy năm đi học cũng là ngần ấy thời gian em sống bằng cái tên người khác. Hỏi Tiên có khi nào xưng hô với bạn bằng tên thật không, cô bé lắc đầu: “Muốn lắm nhưng không dám, nói ra lỡ tụi bạn báo nhà trường, thầy cô đuổi học em thì sao…”.

3.Học lớp 2 nhưng cậu bé Lộc mới chỉ viết rành rọt cái tên mình. Bà Hoàng, bà nội của Lộc, kể đó là hậu quả để lại của những tháng ngày em bị cha dượng đánh đập tàn nhẫn. Bốn năm trước, cha Lộc ra đi đột ngột khi căn bệnh ung thư não kéo đến bất ngờ, để lại ba mẹ con nheo nhóc. Hai tháng sau, mẹ dẫn Lộc về sống chung với cha dượng.

Bà Hoàng nói: “Nghe tin thằng bé bị hành hạ liên miên, tôi ức quá, tìm đến tận nơi để xin cháu nội về. Nhưng lần nào qua họ cũng đem chổi chà ra xua đuổi, quát tháo, nhất quyết không cho mang bé Lộc đi. Đến lần thứ sáu, mẹ nó thấy con bị đánh hoài cũng xót, năn nỉ chồng mới, rồi tìm cách lén trả nó cho tôi…”.

Giờ đây ngoài chuyện tìm cách lo cho cháu ăn học với số tiền mấy chục ngàn đồng kiếm được mỗi ngày từ công việc hái rau, bà Hoàng phải gánh một trọng trách nặng hơn: Làm sao để Lộc có thể trở lại là một cậu bé vui tươi, phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.

Bóng hai bà cháu khuất dần sau cổng chùa cũng là lúc những đứa trẻ khác kéo đến chùa nhận quà của nhà hảo tâm trao tặng cho năm học mới. Những vòng xe đạp cứ đến rồi đi, mang theo ám ảnh về cái nghèo, về sự thất học đang chầu chực. Tiếng trống khai trường đã âm vang từ mấy ngày trước, chỉ mong tiếng trống mỗi ngày sẽ thúc giục các em có đủ nghị lực để bước tới, vì con đường trường với học trò nghèo thì có bao giờ hết gian nan.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

(PLO)- Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 là Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào THPT công lập, không có môn thứ tư. Hà Nội có khoảng 135.000 học sinh lớp 9, nhưng chỉ có khoảng 81.000 chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập. 

Ngày hội tuyển sinh Victoria 360 Showcase: Sôi động với các trải nghiệm thú vị

Ngày hội tuyển sinh Victoria 360 Showcase: Sôi động với các trải nghiệm thú vị

(PLO)- Sáng 23-3, Ngày hội tuyển sinh do Hệ thống giáo dục Victoria School tổ chức đồng loạt tại Trường: Victoria Nam Sài Gòn, Trường Victoria Riverside và Trường Mầm non Victoria - SwanBay với chủ đề “Khám phá ngôi trường hạnh phúc tại Victoria 360 Showcase” đã thu hút đông đảo phụ huynh, học sinh đến tham dự và trải nghiệm.