Ba nguyên nhân IS chọn tấn công Brussels

Vụ đánh bom liên hoàn tại thành phố Brussels - thủ đô nước Bỉ vào ngày 22-3 đã khiến cả châu Âu thêm một lần rúng động. Lực lượng đặc nhiệm và cảnh sát Bỉ đang ráo riết truy lùng các nghi phạm có liên quan đến vụ khủng bố. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận trách nhiệm vụ việc. Một làn sóng phẫn nộ lan tỏa khắp châu Âu. Nhưng xen lẫn đó còn là nỗi sợ hãi khi mà những động cơ để “quân cờ đen” IS lựa chọn tấn công Brussels báo hiệu một tương lai đẫm máu.

Báo thù cho đồng bọn

Chỉ ba ngày trước vụ khủng bố tại Brussels, đặc nhiệm Bỉ đã bắt giữ thành công Salah Abdeslam - đối tượng tham gia tổ chức vụ khủng bố kinh hoàng tại Paris tháng 11-2015 khiến hơn 130 người thiệt mạng.

Khi cuộc truy lùng gần nửa năm trời kết thúc, người dân đã nhen nhóm hy vọng khép lại một chương đen tối và đẫm máu của châu Âu. Hy vọng đó bị nhấn chìm bởi nỗi khiếp đảm với ba vụ đánh bom liên tiếp tại sân bay quốc tế  Zaventem và ga điện ngầm Maelbeek của Brussels.

Người ta đã tìm thấy một lá cờ đen IS tại hiện trường cơ sở chế bom của bọn khủng bố. Nghi phạm còn sống sót vừa bị bắt giữ - Najim Laachraoui đã tham gia tổ chức vụ khủng bố tại Paris. Các cơ quan điều tra vẫn chưa chính thức liên hệ vụ bắt giữ Abdeslam với vụ khủng bố. Thế nhưng sự trùng hợp về thời gian mở ra nghi vấn đây là một vụ trả thù.

Cuộc tấn công vào Brussels đã khắc họa rõ nét cách thức mà mạng lưới khủng bố toàn cầu đáp trả trước mỗi bước tiến trong cuộc chiến chống khủng bố: Bất ngờ và đẫm máu.

Việc một đối tượng mang vai trò tổ chức bị bắt giữ cũng không làm rối loạn kế hoạch khủng bố, mà có thể còn thúc đẩy chúng tiến hành nhanh hơn. Những phần tử cực đoan phải chạy đua với lực lượng điều tra, tấn công phủ đầu trước khi đồng bọn khai nhận và cơ sở của chúng bị bại lộ.

Sau vụ khủng bố, đầu não IS tại Syria phải mất một thời gian mới nhận trách nhiệm. Điều này cho thấy: Ngay cả các thủ lĩnh của IS cũng không biết trước được thời điểm tấn công. Theo The Guardian, điều này một phần thể hiện chính sách của IS cho phép các “ổ” khủng bố mỗi nước hoạt động độc lập, miễn là giết được nhiều người. Mặt khác, nó cho thấy vụ tấn công có thể là một hành động báo thù tự phát của những phần tử được đào tạo bởi IS, theo The Guardian.

Người dân Bỉ bày tỏ sự thương tiếc các nạn nhân vụ khủng bố với khẩu hiệu “Tôi là Brussels”. Ảnh: GETTY

Hình ảnh ba nghi phạm thực hiện vụ đánh bom sân bay Zaventem được camera an ninh ghi lại. Ảnh: REUTERS

Vụ đánh bom thứ ba tại nhà ga Maelbeek chỉ cách các văn phòng đầu não của EU hơn 500 m. Đồ họa: TÚ QUYÊN

Phản công chứng tỏ sức mạnh

Không dừng lại ở việc báo thù cho một phần tử đơn lẻ, vụ khủng bố tại Brussels có thể được xem như một cuộc phản công của IS vào thế giới phương Tây.

Nếu như Paris là “kinh đô ánh sáng” - thủ đô tinh thần của châu Âu thì Brussels chính là thủ đô đúng nghĩa của lục địa này, theo The New Yorker. Địa điểm nổ bom thứ ba - nhà ga tàu điện ngầm Maelbeek chỉ cách khu vực các văn phòng đầu não của Liên minh châu Âu (EU) có 500 m, theo tờ Telegraph.

Brussels là nơi tập trung bộ máy hành chính của EU, nơi tập trung các chính trị gia và cơ quan điều hành của liên minh này. Một vụ khủng bố tại Brussels đồng nghĩa rằng “toàn bộ châu Âu bị tấn công”, như lời tuyên bố của Tổng thống Pháp FranÇois Hollande.

Bà Federica Mogherini, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại của EU, bật khóc nói rằng châu Âu “đang chịu đựng những gì đang xảy ra hằng ngày tại Trung Đông”. Cuộc tấn công khủng bố vào Brussels mang theo nó thông điệp kinh hoàng của IS - cả châu Âu là chiến trường khủng bố.

Thông điệp đẫm máu này là một phần trong sự thay đổi chiến thuật sinh tồn của IS. Kể từ khi các lực lượng quốc tế mà chủ lực là Mỹ và Nga mở chiến dịch chống lại IS, tổ chức này đã bị đẩy lùi và mất nhiều lãnh thổ tại Iraq và Syria. Cái uy và nguồn lực của IS giảm mạnh trong mạng lưới khủng bố toàn cầu. IS đã nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ra các nước láng giềng như Afghanistan hay Ả Rập Saudi nhưng không thu lại kết quả. Những khu vực này lại là vùng hoạt động truyền thống của tổ chức khủng bố al-Qaeda mà IS từng là một chi nhánh trực thuộc.

Theo trang bình luận Vox, để đảm bảo được nguồn tài trợ khủng bố, thu hút tuyển mộ thêm các phần tử cực đoan, IS cần chứng tỏ được sức mạnh của mình. Từ đó, hàng loạt cuộc tấn công tại các thành phố lớn tập trung đông dân cư được tiến hành. Sau những vụ tàn sát du khách nước ngoài tại các nước Bắc Phi, hai vụ khủng bố lớn tại Paris, đến lượt Brussels trở thành mục tiêu để chúng khẳng định: “Ta vẫn đang tiến quân”.

Môtíp hành động của IS giờ đây đã định hình rõ rệt. Nó báo hiệu về một tương lai không bình yên cho châu Âu.

Brussels quá dễ bị tổn thương

Ngày 23-3, trả lời hãng tin ABC News về khả năng Úc đối mặt những cuộc tấn công tương tự, Thủ tướng Malcom Turnbull tuyên bố: “Tôi có thể đảm bảo rằng hệ thống an ninh, kiểm soát biên giới và các tổ chức an ninh nội địa của Úc vẫn tốt hơn nhiều so với châu Âu. Hệ thống an ninh của họ đã để lọt các phần tử khủng bố. Sự yếu kém đó có quan hệ mật thiết với tình hình khủng hoảng hiện nay tại châu Âu”.

Tuyên bố của ông Turnbull chỉ ra một nguyên do lớn mà các phần tử khủng bố chọn Brussels để tấn công: Hệ thống an ninh lỏng lẻo. Sau vụ khủng bố tháng 11-2015 tại Paris, các lãnh đạo của Bỉ đã lo ngại việc nước này trở thành mục tiêu chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhiều phần tử tham gia vụ khủng bố là người Bỉ hoặc sinh sống tại Bỉ. Những phương tiện di chuyển, súng đạn và chất nổ vụ khủng bố cũng được chuẩn bị tại Molenbeek, ngoại ô Brussels.

“Những gì chúng ta từng sợ nay đã xảy ra”, Thủ tướng Bỉ Charles Michel cho biết trong buổi họp báo sau vụ khủng bố. Brussels không chỉ là “thủ đô hành chính” của châu Âu, nó còn là “thủ phủ” của các phần tử cực đoan châu Âu hoạt động tại Syria. Tờ New York Times cho biết có hơn 400 người Bỉ đến tham chiến cho IS tại Syria, biến Bỉ thành quốc gia có tỉ lệ dân số tham gia IS cao nhất châu Âu.

Ngay ngoại ô Brussels là Molenbeek, nơi được mệnh danh là “thiên đường” để tư tưởng Hồi giáo cực đoan phát triển. Trang Vox cho biết người Hồi giáo chiếm đến 20%-30% dân số Molenbeek - nơi có số phần tử đầu quân cho IS cao nhất nước Bỉ. Với lực lượng an ninh Bỉ chủ yếu là người châu Âu, việc kiểm soát thông tin dân số tại khu vực này vô cùng khó khăn do các bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa, theo New York Times.

Sự tràn lan của nạn phân biệt đối xử, nghèo đói, nghiện hút và tội phạm khiến cho Molenbeek trở thành một khu vực cực kỳ phức tạp. Tình trạng xã hội tồi tệ khiến cho nhiều thanh niên Hồi giáo xem việc gia nhập khủng bố như một cứu cánh. Bước chân vào IS, họ được trân trọng, đại diện cho cả một ý thức hệ và có thu nhập cao.

Hệ thống an ninh lỏng lẻo, cùng với đó là các vấn đề bất đồng xã hội nhức nhối trong cộng đồng người Hồi giáo biến Brussels thành một địa điểm lý tưởng để IS tấn công khủng bố. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian.

Cập nhật diễn biến

Con số thương vong trong vụ khủng bố ngày 22-3 được xác nhận chính thức là 32 người thiệt mạng và hơn 270 người bị thương.

Tổ chức khủng bố IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ khủng bố liên hoàn tại Brussels.

Rạng sáng 23-3, cảnh sát Bỉ đã lục soát khu vực Schaarbeek, ngoại ô phía Bắc Brussels. Nhiều hóa chất, thiết bị nổ có độ sát thương cao và một lá cờ IS đã được thu giữ.

Cảnh sát Bỉ đã xác định được danh tính hai kẻ đánh bom tự sát tại nhà ga Zaventem là hai anh em ruột: Khalid và Ibrahim el-Bakraoui.

Cảnh sát Bỉ đã bắt giữ một đối tượng liên quan đến vụ khủng bố tại Anderlecht. Chưa rõ đối tượng này có phải là nghi phạm thứ ba xuất hiện tại sân bay  Zaventem hay không.

Đối tượng bị truy nã Najim Laachraoui vẫn chưa bị bắt giữ. Kẻ này có liên hệ với phần tử tổ chức vụ khủng bố Paris là Salah Abdeslam.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…