Bí ẩn các hoàng tử Saudi mất tích tại châu Âu

Đã có ba hoàng thân Saudi sống tại châu Âu mất tích chỉ trong vòng hai năm, theo một phóng sự tuần qua của BBC. Mọi nghi ngờ đổ dồn về chính phủ Saudi Arabia: Các hoàng tử này có thể đã bị bắt cóc đưa về nước, nơi số phận của họ đến nay vẫn còn là một bí ẩn.

Nghi án bắt cóc đầu tiên

Sáng 12-6-2003, hoàng tử Sultan bin Turki bin Abdulaziz lái xe đến biệt phủ của chú ruột ở vùng ngoại ô Geneva (Thụy Sĩ). Người chú của Sultan, chủ nhân của biệt phủ, không ai khác chính là cố quốc vương Saudi Arabia Fahd bin Abdulaziz. Sultan đã nhận được lời mời dùng điểm tâm từ hoàng tử Abdulaziz bin Fahd. Ông đã đề nghị Sultan trở về Saudi Arabia với lời hứa hẹn rằng những mâu thuẫn giữa Sultan và chính phủ Riyadh tại quê nhà sẽ được giải quyết.

Ngay khi Sultan từ chối, Abdulaziz liền rút điện thoại ra và bấm một cuộc gọi bí ẩn. Đang đứng trong phòng, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề Hồi giáo Sheikh Saleh al-Sheikh ngay lập tức bỏ ra ngoài. Chỉ một lúc sau, một toán người đeo mặt nạ bước vào căn phòng. Một mũi kim cắm vào cổ vị hoàng thân ngang bướng, nhanh và dứt khoát đến mức ông không thể kháng cự. Sultan được đưa đến sân bay Geneva, nơi chiếc chuyên cơ của hoàng gia Saudi đang chờ sẵn trên đường băng.

Câu chuyện ly kỳ trên là những thông tin được các nhân vật thân cận của Sultan tường thuật lại cho tòa án Thụy Sĩ vài năm sau đó. Vào thời điểm Sultan bị đưa đi, các tùy tùng của ông ở Geneva vẫn chưa biết chuyện. Ông Eddie Ferreira, trợ lý phụ trách liên lạc của Sultan, kể lại: “Khi đó tất cả đều nín lặng, chúng tôi đã cố gắng liên lạc với đội cận vệ nhưng bất thành. Biết có chuyện không hay, chúng tôi liên lạc trực tiếp với hoàng thân nhưng không nhận được hồi âm”.

Vào chiều hôm đó, hai vị khách “không mời” đã đến nơi ở của Sultan là đại sứ Saudi Arabia tại Thụy Sĩ và người quản lý khách sạn. Họ yêu cầu tùy tùng của vị hoàng thân lập tức thu dọn và cuốn gói khỏi căn phòng. Lúc đó những người làm việc cho Sultan mới biết rằng ông chủ của mình đang ở Riyadh, thủ đô Saudi Arabia.

Sultan bin Turki bin Abdulaziz (giữa) được cho là đã bị dàn xếp đưa về Saudi Arabia vào năm 2016. Ảnh: THE GUARDIAN

Đều chỉ trích hoàng gia Saudi

Một năm trước khi xảy ra nghi án “bắt cóc” tại Thụy Sĩ, hoàng thân Sultan đến châu Âu với cái cớ là để chữa bệnh và bắt đầu chỉ trích chính phủ Saudi Arabia về các vấn đề nhân quyền, tình trạng tham nhũng, đồng thời kêu gọi chính phủ Riyadh phải tiến hành cải tổ hàng loạt. Đây cũng là điểm chung của các hoàng tử dòng họ Saudi bị “mất tích”.

Năm 2015, một vụ mất tích tương tự đã xảy ra với hoàng tử Turki bin Banda. Ông từng nắm giữ chức vụ cao trong bộ máy cảnh sát Saudi Arabia nhưng phải ngồi tù sau một cuộc tranh giành quyền thừa kế trong hoàng tộc. Sau khi được thả, Turki đến Paris và từ năm 2012 ông liên tục đăng tải các video kêu gọi cải cách Saudi Arabia. Theo phóng sự của BBC, hoàng gia Saudi đã cố thuyết phục Turki tự giác về nước. Thế nhưng ông đã chủ động ghi âm cuộc điện đàm căng thẳng với Thứ trưởng Bộ Nội vụ Saudi Ahmed al-Salem và tung lên mạng. Vị hoàng thân “thất sủng” khẳng định đã nhận được nhiều thư nặc danh từ Saudi Arabia, đe dọa sẽ lôi ông về nước như trường hợp của Sultan. Sau khi đăng tải nội dung cuộc nói chuyện lên Internet vào tháng 7-2015, ông cũng biến mất bí ẩn và không để lại dấu tích gì.

Wael al-Khalaf, một người bạn của Turki, nói với BBC: “Ông ấy (Turki) gọi cho tôi mỗi tháng. Nhưng trong bốn, năm tháng liền tôi không nghe thông tin gì về ông ấy. Sau đó tôi nhận được thông tin từ một quan chức cấp cao ở quê nhà rằng Turki bin Bandar đã về nhà”. Wael tìm được thông tin cho biết Turki đã bị bắt tại Morocco khi đang dự định quay lại Pháp. Chính phủ Riyadh đã đề nghị Morocco trục xuất ông về nước và lời đề nghị đã được tòa án Morocco chấp thuận.

Cũng trong năm 2015, một hoàng thân khác của hoàng gia Saudi cũng lâm vào tình cảnh tương tự là Saud bin Saif al-Nasr. Ông bắt đầu lên Twitter chỉ trích chính phủ Riyadh từ năm 2014, thậm chí còn kêu gọi khởi tố các quan chức Saudi Arabia đứng sau vụ lật đổ Tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi - lãnh đạo của tổ chức Anh em Hồi giáo chống Saudi Arabia - vào năm 2013. Tháng 9-2015, hoàng tử Saud còn “cả gan” công khai tán thành nội dung bức thư nặc danh do một hoàng thân Saudi viết kêu gọi lật đổ quốc vương Salman. Vài ngày sau đó, Saud đăng dòng trạng thái cuối cùng trên mạng xã hội Twitter, rồi “bốc hơi” khỏi truyền thông.

Hoàng thân Turki bin Bandar (trái) và bộ trưởng Tài chính Pakistan vào năm 2003. Ảnh: BBC

Hoàng thân Saud bin Saif al-Nasr. Ảnh: BBC

Vị hoàng thân bị bắt hai lần

Sau khi trở về Saudi Arabia vào năm 2003, sức khỏe của hoàng tử Sultan bin Turki bin Abdulaziz ngày càng xấu đi. Năm 2010 hoàng gia đã cho phép ông sang Boston (Mỹ) chữa bệnh nhưng cũng không cho tiếp xúc với truyền thông, theo The Guardian. Thế nhưng khi vừa sang đến Mỹ, ông đã lập tức gửi đơn đến tòa án Thụy Sĩ tố cáo hoàng tử Abdulaziz bin Fahd và Sheikh Saleh al-Sheikh đứng sau chiến dịch bắt cóc ông vào năm 2003. Hành động này của Sultan khiến hoàng gia Saudi không kịp trở tay. Đây là lần đầu tiên một thành viên cao cấp của hoàng gia tố cáo những thành viên khác tại tòa án phương Tây. Dù vậy, theo luật sư Clyde Bergstresser đại diện cho Sultan, các quan chức Thụy Sĩ tỏ ra không quan tâm đến vụ việc dù chúng xảy ra ngay trên lãnh thổ của họ.

Tháng 1-2016, Sultan lại thêm một lần nữa bị lừa lên máy bay đưa về nước, theo cùng một cách được áp dụng với hoàng thân Saud bin Saif al-Nasr. Ông dự định đi thăm cha mình, cũng là người đối lập chính phủ Riyadh nổi tiếng. Vị hoàng thân đã sai lầm khi đồng ý dùng chuyên cơ riêng đến Cairo, ý tưởng được đề nghị bởi chính quan chức Saudi Arabia. Những người tùy tùng kể lại rằng trên thân chiếc chuyên cơ có viết tiếng Ả Rập và có rất đông thành viên phi hành đoàn. Ban đầu màn hình cho biết họ đang bay đến Cairo nhưng sau hai giờ 30 phút bay thì tắt hẳn. Sultan thức dậy trước khi hạ cánh một tiếng, nhìn ra cửa sổ và tỏ ra lo lắng.

Khi chiếc chuyên cơ tiếp đất, vị hoàng thân nhận ra mình đã trở lại Saudi Arabia nên hoảng loạn đập cửa kêu cứu. Một thành viên phi hành đoàn đã yêu cầu ông và tùy tùng ngồi yên tại chỗ. Bên ngoài, từng toán người có vũ trang bao vây họ. Theo lời kể của các thành viên đoàn tháp tùng 18 người của Sultan cho BBC, vị hoàng tử “tai tiếng” đã không ngừng kêu gào khi bị lôi ra ngoài, còn những người tùy tùng đã tìm cách liên lạc với đại sứ quán Mỹ nhưng sau đó bị giam lỏng và cắt liên lạc. Hoàng thân và các nhân viên y tế đi cùng được đưa đến một biệt thự. Kể từ đó hoàng thân Sultan lại một lần nữa biệt vô âm tín. Vụ việc đã được tờ The Guardian đăng tải vào tháng 3-2016 và gặng hỏi chính phủ Saudi Arabia nhưng không nhận được phản hồi.

Dàn dựng thương vụ

Một hoàng thân “nổi loạn” khác là Khaled bin Farhan, chạy sang Đức vào năm 2013, tin rằng hoàng tử Saud bin Saif al-Nasr đã bị lừa bay từ Milan đến Rome để bàn công việc kinh doanh. Chiếc máy bay tư nhân của công ty đối tác thay vì hạ cánh xuống Rome đã đáp xuống Riyadh. Ông Khaled khẳng định “tình báo Saudi Arabia đã dựng nên toàn bộ câu chuyện làm ăn”. Theo ông, cả hai hoàng tử Saud và Turki có thể bị giam trong hầm ngục vì cả hai chỉ thuộc nhánh nhỏ trong hoàng tộc. Hoàng thân Sultan thuộc đẳng cấp cao hơn nên có thể sẽ được đối đãi tốt hơn, hoặc là bị giam trong nhà giam bình thường, hoặc là bị quản thúc tại gia.

Đến lúc này hoàng thân Khaled vẫn đang lưu vong tại Đức nhưng không khỏi nơm nớp lo sợ sẽ bị bắt về Riyadh. Trong bốn hoàng thân Saudi sống tại châu Âu có hiềm khích với “gia đình” thì ông là người duy nhất còn sót lại chưa bị đưa đi.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…