Cái kết buồn cho ‘hoa hồng thép’ Thái Lan

Là nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, bà Yingluck Shinawatra đã trải qua những thăng trầm chính trường hiếm người phụ nữ bình thường nào từng đối mặt.

“Hoa hồng thép” của Thái Lan

Bà Yingluck Shinawatra sinh năm 1967 trong một gia đình có truyền thống chính trị và kinh doanh ở Thái Lan. Anh bà là cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Nhờ gia đình có nền tảng chính trị lâu đời, tài năng xuất chúng và gương mặt xinh đẹp dễ gây thiện cảm, con đường chính trị của bà Yingluck gặp rất nhiều thuận lợi. Bà được gọi là “hoa hồng thép” trong giới chính trị Thái Lan.

Bà Yingluck từng hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như viễn thông, bất động sản và nông nghiệp. Đến tháng 5-2011, đảng Puea Thai đã chọn bà làm ứng cử viên chức thủ tướng mặc dù trước đó bà từng từ chối và tuyên bố không muốn làm thủ tướng mà tập trung vào hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thời điểm đó người anh Thaksin, cựu Thủ tướng Thái Lan bị đảo chính năm 2006, đã thuyết phục bà thay đổi quyết định.

Ngày 5-8-2011, bà Yingluck đại diện cho Puea Thai đã đắc cử chức thủ tướng Thái Lan với kết quả áp đảo: 296 phiếu thuận, ba phiếu chống và 197 phiếu trắng. Là nữ thủ tướng đầu tiên của xứ chùa vàng, bà Yingluck được kỳ vọng sẽ đảm nhận những trọng trách lớn của đất nước, nhất là trong bối cảnh xã hội Thái Lan bị chia rẽ và phân cực sâu sắc. Tuy nhiên, đến năm 2014 bà Yingluck bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự liên quan đến vai trò của mình trong chương trình mua gạo của nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Tháng 5-2014, Tòa án Hiến pháp Thái Lan cáo buộc nữ thủ tướng vi phạm hiến pháp và tước quyền của bà. Có chín trong số 35 bộ trưởng đã mất chức vì ủng hộ các quyết sách của bà.

Đầu năm 2015, bà Yingluck bị Quốc hội truy tố và bị cấm hoạt động chính trị trong năm năm. Văn phòng công tố Thái Lan cho biết nếu bị truy tố hình sự trước Tòa án Tối cao Thái Lan và bị buộc tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, bà có thể phải đối mặt với bản án lên đến 10 năm tù. Cũng giống như anh trai, bà Yingluck cũng sẽ bị cấm tranh cử thủ tướng. Ông Thaksin Shinawatra đã sống lưu vong trong 11 năm để tránh thụ án hai năm tù vì một giao dịch đất đai bị tố tham nhũng.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: GETTY

Bà Yingluck có mặt tại phiên tòa ngày 21-7. Ảnh: REUTERS

Một người ủng hộ bà Yingluck và anh trai Thaksin Shinawatra. Ảnh: AFP

Phiên tòa định mệnh

Bà Yingluck Shinawatra bắt đầu bị xét xử vào tháng 1-2016 với cáo buộc lơ là trách nhiệm quản lý, tham nhũng trong chương trình trợ giá mặt hàng gạo cho nông dân khiến kinh tế đất nước thiệt hại hàng tỉ USD. Chương trình trợ giá gạo này được cựu Thủ tướng Thaksin đưa ra từ trước khi bị đảo chính vào năm 2006. Bà Yingluck sau đó đề nghị mua lại gạo cho nông dân với 50% cao hơn giá thị trường. Với chính sách này, bà được sự ủng hộ to lớn từ các vùng nông thôn, thế nhưng đã làm bóp méo giá gạo thế giới, đồng thời tăng thâm hụt chi tiêu công Thái Lan khiến nhiều người xuống đường biểu tình khắp đất nước hồi năm 2014.

Các nghị sĩ đảng đối lập và giới phê bình xem chương trình trợ giá lúa gạo của bà là chiêu trò chính trị để lấy lòng cử tri là nông dân ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở miền Bắc và Đông Bắc nước này, với mục đích tạo lợi thế cho đảng Puea Thai chiến thắng trong các kỳ bầu cử. Trong khi đó, các nông dân ở khu vực Đông Bắc, nơi nghèo nhất của Thái Lan vẫn một mực ủng hộ bà và cho rằng vụ án này đã bị chính quyền quân đội thao túng.

Khoảng 500 người đã đến ủng hộ bà trước phiên tòa ngày 21-7. Đám đông reo hò, tặng hoa, bóng bay cho cựu nữ thủ tướng. Bà Yingluck đã lau nước mắt xúc động và chụp ảnh cùng những người ủng hộ. “Tôi hy vọng bà Yingluck Shinawatra sẽ không bị kết tội, như thế bà có thể lại trở thành thủ tướng và đưa chương trình trợ giá gạo trở lại” - ông Napa, một nông dân 56 tuổi từ tỉnh Ratchaburi phía Tây Bangkok, nói.

Trước thềm phiên điều trần, bà Yingluck vẫn chỉ trích tính trung thực của vụ kiện: “Trợ giá gạo là một sách lược quốc gia đã được Quốc hội thông qua. Nhưng những cáo buộc hình sự hóa vẫn chỉ nhắm vào một mình tôi”. Bà đồng thời khẳng định các quy trình của tòa án lần này đã vi phạm hiến pháp năm 2017. Trong khi đó, đảng Puea Thai cũng tuyên bố vụ kiện này là nhằm hủy hoại uy tín chính trị của bà Yingluck, gương mặt đại diện chính trị của đảng này.

Tờ Bangkok Post đưa tin Tòa án Tối cao sẽ đưa ra phán quyết chính thức vào ngày 25-8 tới đây. Tòa án Tối cao Thái Lan cho biết đã cho cả hai phía cung cấp thêm các bằng chứng và nhân chứng hỗ trợ lập luận của mình. Phía công tố viên đã đưa ra 21 đề nghị và đã có 15 nhân chứng được điều trần. Phía bảo vệ bà Yingluck đưa ra tổng cộng 51 đề nghị bổ sung và 30 nhân chứng đã ra điều trần.

Puea Thai vẫn còn sức mạnh

Sự sụp đổ uy tín của anh em nhà Shinawatra đã để lại một khoảng trống chính trị mà nhiều người giờ đây vẫn đang dự đoán ai sẽ là người thay thế vị trí đó trong cuộc bầu cử tiếp theo. Liệu người đó có thể là một nhân vật ngoài gia tộc Shinawatra vốn đã thống trị chính trị Thái Lan suốt bao năm qua hay không.

Giới phân tích cho rằng mặc dù cựu Thủ tướng Yingluck và ông Thaksin không thể đứng vào vị trí lãnh đạo đảng Puea Thai nhưng thực tế mạng lưới chính trị mà gia tộc Shinawatra gầy dựng ở đảng này chắc chắn vẫn sẽ hoạt động trơn tru, nhất là khi sự ủng hộ của nông dân vùng phía Đông Bắc Thái Lan dành cho anh em bà vẫn không hề suy giảm.

Hãng tin Reuters cho biết nhóm cử tri vùng phía Đông Bắc Thái Lan vẫn sẽ bỏ phiếu cho đảng Puea Thai trong kỳ bầu cử sắp đến, bởi họ vẫn biết ơn chính sách của bà Yingluck mang lại thu nhập ổn định và cuộc sống no đủ cho những nông dân. Ngay cả đảng Dân chủ đối lập cũng thừa nhận đảng Puea Thai có vị trí “vô đối” ở vùng Đông Bắc. Theo ông Ong-art Klampaiboon, “phó tướng” đảng Dân chủ, nền tảng chính trị của đảng Puea Thai đã phát triển những mạng lưới vững chắc ở Đông Bắc nên dù đảng này có thay đổi cá nhân lãnh đạo, họ vẫn có sự ủng hộ lớn.

Hai ứng cử viên nặng ký được dự đoán sẽ đại diện cho đảng Puea Thai ra tranh cử trong cuộc bầu cử vào năm tới là bà Monthathip Kovitcharoenkul, 58 tuổi, một nữ doanh nhân và là em của ông Thaksin, trong khi người kia là chính trị gia kỳ cựu Sudarat Keyuraphan, 56 tuổi, cựu Bộ trưởng Nông nghiệp và là cựu phó chủ tịch đảng Puea Thai. Theo trang Channel News Asia, ông Sudarat hiện là ứng viên được yêu thích nhất nhưng một số đảng viên của đảng Puea Thai lại ủng hộ ứng cử viên từ gia đình Shinawatra.

Bị tịch thu tài sản, phải bồi thường hơn 1 tỉ USD

Cục Thực thi pháp lý Thái Lan sẽ bắt đầu tịch thu tài sản của bà Yingluck sau khi nhận được các thông tin chi tiết về 12 tài khoản ngân hàng của bà từ Bộ Tài chính, theo Bangkok Post.

Bà Ruenwadee Suwannamongkol, người đứng đầu Cục Thực thi pháp lý, cho hay cơ quan của bà ngày 24-7 đã nhận được danh sách các tài khoản ngân hàng và đang xem xét kế hoạch hành động theo yêu cầu từ Bộ. Cũng theo bà, bởi vì thời hạn điều tra vụ việc này là 10 năm nên Bộ Tài chính có thể sẽ thêm các danh sách tài khoản khác và cơ quan này sẽ tiến hành tịch thu tài sản theo những danh sách này.

Hồi tháng 9 năm ngoái, chính phủ quân đội Thái Lan ra kết luận buộc cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra phải bồi thường 35,7 tỉ baht (hơn 1 tỉ USD) - tương đương 20% thiệt hại - vì những thất thoát trong chương trình trợ giá gạo từ năm 2012 đến 2014. Ông Somchai Sujjapongse, thư ký thường trực của Bộ Tài chính Thái Lan, từ chối tiết lộ tổng số tiền trong tài khoản ngân hàng của bà Yingluck và khẳng định đang chờ đợi các thông tin liên quan trước khi gửi danh sách cho Cục Thực thi pháp lý Thái Lan.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…