Đào Tấn - ông quan kịch tác gia: Người học trò xuất sắc

Chân dung Đào Tấn - Ảnh: B.A.V.H. (N.Đ.X. st)
Chân dung Đào Tấn - Ảnh: B.A.V.H. (N.Đ.X. st)

Chuyện những vị quan thời trước làm thơ, viết văn lưu hậu thế không hiếm bởi họ hầu hết là những bậc khoa bảng. Nhưng chuyện một ông quan để lại hàng trăm bài thơ, bài từ hay, trên chục vở tuồng hát bội đặc sắc thì chỉ có Đào Tấn (1845-1907).

Vị đại quan này còn là nhà đạo diễn, là vị thầy mở trường nuôi dạy diễn viên, đã truyền lưu những bài bản kinh điển cho nghệ thuật hát bội còn mãi đến nay.

Nhân 170 năm ngày sinh Đào Tấn, chúng ta cùng nhìn lại chặng đường nghệ thuật của nhà soạn tuồng có một không hai này...

Không có trò giỏi nếu thiếu thầy hay. Nhưng thầy hay thì dễ tìm mà trò giỏi thì rất khó kiếm. Nói về nhà soạn tuồng Đào Tấn, nhiều nhà nghiên cứu thường nhắc lại câu nói trên của người xưa để nhấn mạnh việc Đào Tấn và vị thầy dạy chữ, dạy viết tuồng cho ông đã “cùng may mắn gặp được nhau” để rồi “trò Tấn” vừa thành danh trên đường khoa cử vừa trở thành soạn tuồng kiệt xuất...

Di ảnh Đào Tấn (phải) được thờ tại nhà ông Đào Tụng Phi - Ảnh: H.V.M.
Di ảnh Đào Tấn (phải) được thờ tại nhà ông Đào Tụng Phi - Ảnh: H.V.M.

Vở tuồng đầu tiên

Làng Vinh Thạnh (xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) - quê nhà của Đào Tấn - áp cuối phía đông nam châu thổ sông Côn, được che chắn bởi vòng cung rừng núi từ phía tây và tây nam cho đến phía đông và đông bắc dù chỉ cách quốc lộ 1A chừng ba cây số về phía tây và cách biển hơn mươi cây số về phía đông.

Cổng làng Vinh Thạnh được dân làng quen gọi là lý môn, được xây năm 1918, vẫn còn nguyên, chính là biểu trưng của “làng Vinh Thạnh của Đào Tấn”.

Ông Đào Tụng Phi, 81 tuổi, cháu gọi Đào Tấn là ông cố, kể về việc dựng lý môn: “Năm 1904 cụ nghỉ hưu chức thượng thư bộ Công.

Năm 1905, cụ dời mộ mẹ cụ từ Huế về quê. Nhân dịp này các quan triều vào thấy cổng làng Vinh Thạnh lợp tranh nên trình xin triều đình ân cấp tiền cho cụ làm cổng xây, mái vòm. Cụ không muốn đụng đến công quỹ nên từ chối.

Mãi đến sau ngày cụ mất, nhớ lại việc cũ, năm 1918 bộ Công truy cấp kinh phí cho Vinh Thạnh làm cổng làng để tưởng nhớ cụ. Lúc này con trai cụ là bố chánh Đào Nhữ Tuyên đành phải nhận, đứng coi làm cái cổng này đó...”.

Lớp người lớn tuổi ở Vĩnh Thạnh và các làng lân cận gần như ai cũng biết về gốc nguồn của “ông quan viết tuồng” Đào Tấn, biết nhà soạn tuồng lừng danh này đã học viết tuồng từ vị thầy nào.

Nhằm góp phần nói lên độ sâu dày của “đất tuồng” Bình Định - nơi mở ra mạch nguồn sáng tạo của nhà soạn tuồng Đào Tấn, năm 2011 nhà nghiên cứu nghệ thuật hát bội Vũ Ngọc Liễn đã cho ra tác phẩm Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu - ông đồ nghệ sĩ, trong đó kể chuyện Đào Tấn vừa học chữ vừa học soạn tuồng từ vị tú tài Nho học - ông đồ nghệ sĩ này.

Thật ấn tượng, vị đại quan - nhà thơ - nhà soạn tuồng Đào Tấn được sinh ở vạn Gò Bồi, là nơi mà 70 năm sau nhà thơ Xuân Diệu cất tiếng chào đời.

Gò Bồi (xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) là nơi song thân Đào Tấn dời đến ở tạm để làm thuốc đông y, buôn bán và làm ruộng mưu sinh, cách làng Vinh Thạnh của tổ tiên mình chừng mươi cây số về phía đông bắc.

Cảnh trí hữu tình của thị tứ bên sông, lời ca điệu múa của những đoàn hát bội trong làng, những bài giảng về kinh sách, về tuồng tích của vị thầy được coi là “tứ kiệt” về văn chương của đất Bình Định đã làm cậu học trò sáng trí lại có thiên hướng về nghệ thuật Đào Tấn sớm phát lộ được tài năng.

“Cụ Nguyễn Diêu thật thỏa lòng khi có được người học trò như Đào Tấn để truyền cho văn chương, tuồng tích. Làm thầy mà được thấy người học trò trẻ của mình soạn được tuồng, rồi đến khi ứng thí lại được vinh quy bái tổ thì quả là sung sướng!” - nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã viết.

Ông muốn chỉ việc Đào Tấn viết vở tuồng đầu tay Tân Dã đồn lúc 19 tuổi và chiếm bảng cử nhân năm 22 tuổi.

Cổng làng Vinh Thạnh ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, do bộ Công cấp kinh phí xây để tưởng nhớ cụ Đào Tấn - Ảnh: H.V.M.
Cổng làng Vinh Thạnh ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, do bộ Công cấp kinh phí xây để tưởng nhớ cụ Đào Tấn - Ảnh: H.V.M.

Sửa tuồng thầy

Tú tài Nguyễn Diêu là vị thầy đồ có tiếng của Bình Định. Theo nhà thơ Quách Tấn ghi lại, vì mối duyên đầu gặp điều nghiệt ngã nên Nguyễn Diêu đã “gãy gánh” chuyện lều chõng cho mong ước đại khoa. Nhưng dù chỉ đậu tú tài ông vẫn nổi danh hay chữ, nhất là tài soạn tuồng hát bội.

Học trò Tú Diêu đông và quý trọng thầy đến mức sau khi ông mất đã chung tiền mua được năm mẫu ruộng hạng nhất gần mộ ông (ở làng Kỳ Sơn, cũng thuộc huyện Tuy Phước) để làm hương hỏa (cúng giỗ) cho ông. Tuy vậy chỉ có Đào Tấn là học trò xuất sắc.

Đào Tấn rất mực kính yêu thầy - vị thầy không chỉ dạy cho ông chữ nghĩa, kinh sách mà cả tuồng tích, nghệ thuật. Trên dặm dài sáng tác và hoạt động nghệ thuật của mình, Đào Tấn luôn tôn gọi cụ Tú Diêu là “nghiệp sư” của mình.

Tấm lòng quý kính thầy đã được Đào Tấn lưu lại trong một bài thơ đầy cảm động “Tháng 7, đi viếng mộ Nguyễn tiên sinh - thầy dạy nghề (nghiệp sư) ở Nhơn Ân”:

Thu quyện quanh mồ, thu nửa núi/Nhớ thầy nhớ ngọn gió xuân xưa/Đất trời nghiêng ngửa sao về muộn/ Luống phụ thầy ta những dặn dò (Đỗ Văn Hỷ dịch).

Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, có lẽ Đào Tấn viếng mộ thầy vào thời ông bỏ quan về quê ẩn dật ở chùa Linh Phong lúc loạn triều với sự cố “bốn tháng ba vua” 1883-1885.

Nước nhà bị ngoại xâm, triều chính rối ren, với tâm sự ngổn ngang, chán ngán, lại thương thầy không còn, lời thơ ông như tiếng thổn thức bên mộ vị ân sư!

Quý trọng thầy vậy đó, nhưng trong nghệ thuật tuồng Đào Tấn đã không ngại sửa kịch bản của thầy. Chuyện Đào Tấn “sửa tuồng thầy” có lẽ là một trong những giai thoại hấp dẫn về Đào Tấn mà nhiều người Bình Định được biết.

Ấy là sau khi thầy Nguyễn Diêu qua đời, khi đọc lại vở tuồng Ngũ hổ bình Liêu (còn gọi Ngũ hổ bình Tây) - một vở tuồng hay, rất phổ biến của Nguyễn Diêu, ông thấy ở đoạn “Địch Thanh qua ải” có một chi tiết thầy Diêu xử lý chưa được thấu đạt.

Đó là khi công chúa Trại Ba (của nước Đơn) ra lệnh đóng chặt cửa thành không cho chồng là nguyên soái Địch Thanh qua ải (vì Địch Thanh trốn vợ mà đi).

Khi được Địch Thanh phân giải lý do, công chúa cảm hiểu được nên đã để Địch Thanh được qua ải. Nhưng công chúa lại không truyền lệnh mở cửa (sau khi đã ra lệnh đóng chặt) làm sao Địch Thanh có thể đi được?

Để tình tiết của đoạn tuồng được thấu tình đạt lý, phải sửa lại tuồng thầy. Để đúng đạo tôn sư, trước khi chỉnh sửa Đào Tấn đã cho giết một con heo làm lễ vật mang đến nhà thờ thầy Nguyễn Diêu ở làng Kỳ Sơn vái lạy trình thầy sự việc “mở cửa thành cho Địch Thanh qua ải”.

Ông nối tiếp đoạn tuồng của thầy bằng lời ra lệnh của công chúa Trại Ba: “Cáp Man! Truyền Cáp Man mở ải! Đặng cho ta đưa Nguyên soái lên đàng...”.

Tiếp theo ông thêm vào một đoạn giao đáp ngắn của đôi vợ chồng trước lúc chia tay với ân tình thống thiết rồi dùng lại hai câu hát nam của thầy ở cuối đoạn này: Dứt tình một khúc dương quan/Tây Liêu anh tới, Đơn bang em về!

Nhà soạn tuồng Đào Tấn chi li, cẩn trọng trong hoạt động sáng tác kịch bản như thế đó.

____________

Kỳ tới: Ông quan viết tuồng

Theo HUỲNH VĂN MỸ (Tuổi Trẻ)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…