Đường sắt VN - nhìn từ hôm qua... - Kỳ 4: Xuyên Việt

Đường sắt VN - nhìn từ hôm qua... - Kỳ 4: Xuyên Việt ảnh 1
Cầu Doumer (cầu Long Biên) được xây dựng để nối các tuyến xe lửa phía Bắc với Hà Nội - Ảnh tư liệu
Ngày nay, ít ai được biết tuyến đường sắt xuyên Việt này lẽ ra đã không chạy dọc theo bờ biển như hiện nay mà lùi sâu vào nội địa, cặp theo sông Mekong qua đất Lào, Campuchia để nối liền ba nước Đông Dương.

Hoài niệm về đường sắt xuyên Việt ngay từ khi mới thông tuyến, học giả Vương Hồng Sển có kỷ niệm vui trong tác phẩm Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: “Đất Thăng Long trước năm 1945 đường đi dễ dàng như đi chợ phiên... Tôi có người bà con quê ở Sốc Trăng, năm 1943 anh có chuyện cãi vã với vợ, chiều hôm ấy cơm nước xong, anh còn tức giận bỏ ra bến xe hóng mát.Thấy xe đò sắp chạy, không biết cái gì khiến, anh leo lên ngồi cho xe chạy, ra khỏi chợ có gió mát... Anh ngồi ngủ gà ngủ gật, xe đỗ bến chợ Sài Gòn, anh xuống xe lòng giận chưa nguôi, anh đi lại nhà ga, mua vé lên chuyến tốc hành nằm ngủ tiếp mặc cho xe nó chạy ra Bắc. Đến nơi mới nhớ lại mình trơ trụi xấu hổ quá, bèn lại nhà may đặt gấp một bộ âu phục Tussor, sắm một đôi giày đo theo ni, xỏ chân vào rồi leo lên xe trở về Nam, xe đến Sài Gòn, sang xe đò chạy thẳng một mạch về Sốc Trăng, ngó vợ cười giải hòa, trong mình anh còn dư mấy chục bạc và anh chỉ vắng nhà có ba đêm hai ngày”...

Ý tưởng Paul DoumerToàn quyền Paul Doumer chính là người đầu tiên bắt tay thực hiện đường sắt xuyên Việt. Ngoài ý nghĩa quân sự đối với đội quân viễn chinh cai trị xứ thuộc địa, con đường này sẽ làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế - xã hội của đời sống người Việt. Năm 1897, Paul Doumer có một kỷ niệm không vui khi đi ngựa thăm một xứ An Nam bị bão lụt. Đường sá cách trở, không có phương tiện vận chuyển đã khiến người dân bị nạn tuyệt vọng... Cả hai phương án lộ trình đường sắt đã được đặt lên bàn tranh luận. Tuyến sâu trong nội địa có lợi là gắn kết hơn nữa với Lào và Campuchia đang chịu nhiều tác động của Thái Lan. Nó rút ngắn được một chút hành trình nhưng lại đi qua nhiều vùng hoang vắng. Còn tuyến dọc bờ biển chạy qua nhiều khu dân cư sẽ phát triển được các đô thị và cũng thuận ý triều đình Huế. Nhưng chính nó sẽ cạnh tranh với các phương tiện giao thông khác khi song hành với quốc lộ, kể cả tàu biển. Tuy nhiên, điều các kỹ sư lo nhất chính là đường sắt bờ biển này sẽ chịu thiệt hại mỗi mùa bão lũ khi nó nằm ngay trên “máng xối” dưới dãy Trường Sơn mà hậu quả thực tế vẫn còn đến tận nay.
Thoạt đầu, Paul Doumer mơ tưởng cả hai con đường, nhưng biết là không thể cùng lúc làm nổi trong điều kiện lúc đó.Cuối cùng, Paul Doumer chọn con đường xuyên Việt dọc theo bờ biển để làm trước. Đầu Hà Nội sẽ kết nối với Trung Quốc qua hai tuyến Lạng Sơn và Lào Cai. Đầu Sài Gòn tiếp tục nối với miền Tây từ tuyến Sài Gòn - Mỹ Tho đã hiện hữu. Còn đường sắt qua Lào, Campuchia sẽ được làm sau đó và kết nối với Miến Điện, Thái Lan.
Một viễn cảnh thật đẹp khi đường sắt nối nhau phủ kín Đông Dương với một tầm nhìn rất lớn ngay từ đầu thế kỷ 20. Sự thật, lúc đó người Pháp không gọi dự án này là đường xuyên Việt, mà gọi con đường Đông Dương đúng như tham vọng rộng dài của nó. Frédéric Hulot kể trong công trình nghiên cứu Đường sắt nước Pháp hải ngoại rằng: “Kế hoạch nhiều tham vọng này đã được chuẩn thuận bằng một đạo luật được bỏ phiếu thông qua dễ dàng ngay trong ngày 25-12-1898.

Đích thân đến bảo vệ đề án của mình, Doumer đã khôn khéo chọn ngày lễ Noel để các đại biểu không quá tò mò, khó tính”.Để có tiền làm dự án đường sắt dài nhất ngoài nước Pháp, chính quyền thuộc địa được phát hành công trái vay 200 triệu franc trả trong 75 năm. Đặc biệt, con đường quan trọng này cũng không tô nhượng cho các nhà thầu tư nhân như các tuyến trước nữa, mà sẽ do chính quyền thuộc địa làm.
Những mét ray đầu tiênNhững thanh sắt ray đầu tiên trên tuyến Hà Nội - Vinh được các người phu Việt Nam đặt xuống nền đường đầu Hà Nội vào năm 1900, nhưng có lẽ cầu Doumer (Long Biên) mới chính là khởi đầu của tuyến đường sắt này khi những viên đá đã được thả xuống sông Hồng ngay từ tháng 8-1898. Không ở VN lâu, nhưng viên toàn quyền nhiều ý tưởng này đã kịp tự hào khánh thành cây cầu kỳ vĩ. Hồi ký Paul Doumer viết năm 1903 kể: “Có một sự khẩn thiết xuất hiện ngay trong đầu tôi là việc xây dựng một cây cầu lớn bắc qua sông Hồng trước mặt Hà Nội. Thành phố bị ngăn cách với các tỉnh phía tả ngạn bởi dòng sông rộng 1.700m bị tắc nghẽn vì những bãi cát lúc lở lúc bồi rất nhanh. Đối với người bản xứ, việc vượt sông rất khó khăn, tốn kém, có khi nguy hiểm. Đường sắt Lạng Sơn phải dừng lại ở bờ tả ngạn, cách Hà Nội 3km... Ý tưởng của tôi là xây dựng cho Bắc kỳ một mạng đường sắt hội tụ ở Hà Nội nối một đầu với biển, đầu kia với Trung kỳ và chạy sang Trung Quốc. Không thể hình dung được là hai nửa của mạng đường lại bị ngăn cách bởi một con sông”.Paul Doumer kể tỉ mỉ trong hồi ký rằng ông đã bị rất nhiều ý kiến nghi ngờ, chống đối dự án xây dựng cây cầu này kể cả ở thuộc địa lẫn chính quốc, mà nặng nề nhất là vì kinh phí quá lớn. Tuy nhiên, cuộc đấu thầu công khai năm 1897 vẫn được tiến hành và dự án của Daydé & Pillé đã được chọn. 19 nhịp cầu bằng loại thép được chở bằng tàu từ Pháp qua. Các nguyên liệu ở bản xứ cũng được sử dụng như ximăng Hải Phòng, vôi Huế, đá Thanh Hóa. Chính nhà buôn Bạch Thái Bưởi của VN đã thắng thầu gỗ lát cầu. 20 mố cầu và trụ cầu được xây mà phần âm dưới mực nước thấp nhất của dòng sông đến 30m và cao trên mực nước 13,5m. Như vậy tổng chiều cao trụ cầu lên đến 43m và là phần khó khăn nhất trong việc thi công cây cầu này.Chính Paul Doumer đã không tiếc lời ca ngợi người thợ bản xứ trong hồi ký của mình: “Công việc trở nên khó nhọc kinh khủng. Những người An Nam dũng cảm, nhỏ nhắn đã sống trong những độ sâu đó, họ không sợ hãi, không phản ứng... Người ta thấy cây cầu tiến dần trên mặt sông. Người bản xứ lắp ráp các cấu kiện bằng thép, điều khiển các thiết bị nâng lớn và lắp các đinh tán. Lúc đầu công việc tán lắp rivê đa số do người Trung Quốc làm vì khỏe hơn người An Nam, nhưng dần người An Nam đã thay thế người Trung Quốc. Tuy họ yếu hơn nhưng nhanh nhẹn và khéo léo hơn nên hiệu suất cao hơn. Các kỹ sư cũng yêu thích họ hơn”. Tháng 2-1902, cầu Doumer hoàn thành với chuyến xe lửa đầu tiên chạy vào Hà Nội. Và trên bản đồ đường sắt VN suốt từ đó đến nay, nó luôn là một chấm đỏ lớn để khởi đi xây dựng, vận hành các tuyến đường sắt kết nối đất nước... Theo QUỐC VIỆT (TTO) _______________________ Khởi đầu đường sắt Hà Nội đã thành công, nhưng để nối thông tuyến xuyên Việt còn là một hành trình dài đầy thăng trầm, mồ hôi và nước mắt của người phu bản xứ...Kỳ tới: Những người phu Việt

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…