Kho ‘vũ khí’ chiến tranh thế hệ mới của Nga

Theo nhiều quan chức tình báo và các nhà ngoại giao của Mỹ và châu Âu, các hình thức chiến tranh hỗn hợp như chiến tranh mạng, tuyên truyền và sức ép kinh tế mà Nga đang dùng để can thiệp vào các vấn đề của thế giới có lẽ là thách thức lớn nhất đối với trật tự của phương Tây từ sau khi bức tường Berlin sụp đổ.

“Bộ não” Valery Gerasimov

Theo tạp chí Wired, một trong những quan chức chủ chốt của Nga đang có ảnh hưởng nhất đến các vấn đề toàn cầu hiện nay chính là tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga. Truyền thông và các chuyên gia quân sự Mỹ và phương Tây coi ông Gerasimov, người có thâm niên 40 năm trong quân đội Liên Xô và Nga, là “bộ não” đằng sau các động thái của Nga tại Syria và Ukraine.

Ông Gerasimov trở thành tâm điểm kể từ sau một bài viết đăng trên tạp chí quân sự Military-Industrial Courier của Nga vào tháng 2-2013. Theo đó, tướng Gerasimov đã vạch ra tầm nhìn về chiến tranh thế hệ mới. “Trong thế kỷ 21, chúng ta nhìn thấy một xu hướng xóa nhòa ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình. Không cần lời tuyên chiến mà chiến tranh vẫn có thể bắt đầu, triển khai theo một cách thức phi truyền thống” - tướng Gerasimov viết. Ông cũng vạch ra phương pháp tiếp cận đa ngành và hỗn hợp nhằm mở ra một “mặt trận vĩnh viễn hoạt động xuyên suốt trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia đối phương”. Ông Gerasimov khẳng định: “Vai trò của các phương tiện phi quân sự để đạt được mục tiêu chính trị và chiến lược đang ngày càng gia tăng. Trong nhiều trường hợp, tính hiệu quả của chúng đã vượt mặt các hỏa lực”.

Sau khi rộ lên các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ, truyền thông nước ngoài bắt đầu xem tướng Gerasimov là bộ não nền tảng mở đường cho các cuộc tấn công mạng tại Mỹ và các quốc gia châu Âu. Hãng tin Sputnik của Nga cho biết nghiên cứu của tướng Gerasimov được dịch sang tiếng Anh, còn các phát biểu, động thái của ông đều được các chuyên gia phân tích kỹ lưỡng.

Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga, được coi là người tạo ra học thuyết nền tảng để Nga tiến hành các cuộc tấn công mạng tại Mỹ và các quốc gia châu Âu. Ảnh: SPUTNIK

Truyền thông là chiến trường

Tạp chí Wired cho rằng những phương thức gây ảnh hưởng của Nga đối với thế giới hiện đại được chia thành tám chiến thuật khác nhau và mỗi chiến thuật sẽ có một vai trò quan trọng trên một “mặt trận” khác nhau.

Truyền thông được xem là một “mặt trận” quan trọng mà Nga muốn hướng đến, trong đó việc nắm quyền chủ động thông tin để gây ảnh hưởng đến đối thủ là phương pháp tiêu biểu. Truyền thông Mỹ thường cáo buộc những “tin vịt” do Nga đứng sau với những tiêu đề như “Bà Clinton tham nhũng”, “Rò rỉ email của bà Clinton”,… là nguyên nhân quan trọng giúp ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 2016. Theo tờ Wired, các hoạt động này được tiến hành thông qua các kênh truyền hình và tin tức được chính phủ Nga bảo trợ như RT hay Sputnik. Các hãng vận động hành lang của Nga ở nước ngoài cũng đang hoạt động tích cực để đưa những bài viết dưới quan điểm của Nga lên những trang báo lớn của Mỹ và châu Âu. “Độc giả của những trang này nhiều hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. Nga đang thật sự làm rất tốt trên mặt trận truyền thông xã hội” - một quan chức châu Âu nhận định đồng thời nói rằng có hàng ngàn kênh tin tức ở hàng chục quốc gia trên thế giới đang có liên kết với chính phủ Nga, theo Wired.

Cùng với đó, truyền thông phương Tây cũng nhận định Nga nắm trong tay một loạt phương thức gây ảnh hưởng lến đến nước ngoài như: Kiểm soát nguồn nhiên liệu với các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Ukraine và gây nên khủng hoảng năng lượng ở một số quốc gia Đông Âu; vung tiền đầu tư cho các dự án của các cá nhân và tổ chức chính trị ở nước ngoài; làm rò rỉ những thông tin nhạy cảm về tài chính, sức khỏe hay quan hệ cá nhân các chính trị gia…

Theo tạp chí Wired, chính phủ Nga đang tiến hành cuộc chiến tranh hỗn hợp để gây ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Ảnh: SPUTNIK

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn đã phải từ chức vì nói dối việc gặp gỡ đại sứ Nga tại Mỹ. Ảnh: REUTERS

Các cáo buộc tấn công mạng và ngoại giao

Các quan chức phương Tây khẳng định họ đã chứng kiến sự gia tăng liên tục của các hoạt động liên quan đến cả tội phạm có tổ chức lẫn quan chức tình báo Nga trong lĩnh vực không gian mạng. Các nhà điều tra Mỹ cho rằng Nga là “thủ phạm” có trách nhiệm chính trong vụ việc máy chủ của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Mỹ bị tấn công mạng. Ngược lại, điện Kremlin trước giờ đã liên tục bác bỏ các cáo buộc này, khẳng định đây là những lời buộc tội vô căn cứ.

Vào cuối năm 2016, các quan chức tình báo Mỹ đã cáo buộc Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) và Tổng cục Tình báo quốc phòng Nga (GRU) là hai tổ chức chống lưng các cuộc tấn công mạng trên. Những tài liệu bị đánh cắp rò rỉ trực tuyến trên các trang web như WikiLeaks và DCLeaks,… Theo Wired, ảnh hưởng của việc rò rỉ các email này là rất lớn, thậm chí là một trong những nguyên nhân khiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.

Sử dụng các cá nhân và tổ chức bản địa để làm gián điệp cũng được xem là chiêu thức mà chính phủ Nga đang tiến hành có hiệu quả. “Tôi biết người Nga đang muốn làm gì. Họ đang cố mua chuộc các cá nhân, trong đó có nhiều người Mỹ để hành động đại diện cho họ, một cách vô tình hay hữu ý” - cựu giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan khẳng định trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 5-2017. Tạp chí Wired cũng khẳng định chính quyền của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thu thập được một nhóm đồng minh chính trị quan trọng ở Mỹ và phương Tây, như cựu lãnh đạo đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) Nigel Farage hay ông Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, thông qua các hình thức ngoại giao kiểu cũ như gặp mặt trò chuyện và đầu tư vốn vào các tổ chức của họ.

Mỹ và phương Tây phòng thủ “tin giả”

Những nỗ lực của điện Kremlin nhằm can thiệp vào vấn đề của các quốc gia trên thế giới, theo tạp chí Wired, có dấu hiệu rõ ràng nhất trong cuộc bầu cử Mỹ năm ngoái. Chính điều này đã khiến các nhà lãnh đạo phương Tây phải lo lắng, vì Nga có thể sẽ sử dụng hành động tương tự trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức, hay bầu cử Quốc hội Mỹ sắp tới, hoặc thậm chí là cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Theo cựu giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ James Clapper, hiểu được những phương thức hoạt động của Nga trong việc chống lại Mỹ và phương Tây là bước đi đầu tiên quan trọng để chống lại những ảnh hưởng đó. “Tôi hy vọng nhân dân Mỹ có thể nhận ra mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này và có biện pháp đối phó (tin giả) trước khi nó làm xói mòn thêm nữa hệ thống dân chủ của chúng ta” - ông Clapper khẳng định.

Đứng trước nỗi lo này, hồi tháng 4-2017, các quốc gia của Liên minh châu Âu (EU) gồm Anh, Phần Lan, Pháp, Đức, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Thụy Điển cùng Mỹ và NATO đã thành lập trung tâm chống lại những “tin tức giả mạo” ở Phần Lan với ngân sách ban đầu 1,6 triệu USD nhằm củng cố phòng thủ không gian mạng và theo dõi các hoạt động lan truyền thông tin sai lệch của các quốc gia như Nga.

Thực tế cho thấy cũng vì có “đề phòng” từ đầu mà chiến dịch tranh cử của tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã không bị ảnh hưởng, mặc cho có nhiều bằng chứng tố chính phủ Nga đã can thiệp để ủng hộ cho nữ ứng viên cực hữu Marine Le Pen.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…