'Mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại của nhân loại'

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã không ít lần gặp nhiều chỉ trích - từ những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng như nhà sáng lập Tesla - ông Elon Musk, được mệnh danh như “Người sắt” của đời thực. Ông thậm chí đã từng so sánh AI với “việc triệu hồi quỷ dữ trong một bộ phim kinh dị” cho đến nỗi sợ bị thay thế bởi các công nghệ máy móc của lực lượng lao động chân tay.

Vấn đề nguy hiểm nhất

Ngày 14-8 vừa qua, Elon Musk lại tiếp tục lên mạng xã hội Twitter đăng đàn cảnh báo về các rủi ro mà AI có thể mang lại: “Nếu bạn còn chưa lo sợ về AI thì hãy bắt đầu đi là vừa. Nguy hiểm gấp bội lần Triều Tiên”. Tuyên bố này được ông chủ của Tesla đưa ra sau khi một AI được thiết kế bởi công ty tin học OpenAI thắng toàn bộ người chơi trong giải thi đấu trò chơi trực tuyến Dota 2 nổi tiếng toàn cầu. Mọi đường đi nước bước của các thí sinh là con người đều bị đoán trước, phản đòn nhanh hơn và chính xác hơn con người.

Đây không phải là lần đầu tiên Musk lên tiếng cảnh báo AI sẽ là vấn đề quốc tế nguy hiểm nhất trong tương lai. Tháng 10-2014, ông từng gọi AI là “mối đe dọa lớn nhất” đối với sự tồn tại của nhân loại. Ông tiếp tục mở nhiều dự án đầu tư vào ngành công nghệ phát triển “siêu trí tuệ” với lý do nhằm “để mắt đến những điều đang diễn ra”. Hồi 17-7, Musk cũng trực tiếp đề nghị với các thống đốc Mỹ cần xây dựng luật lệ quản lý phát triển siêu trí tuệ nhân tạo, theo The Guardian.

Tiếng nói của Musk không cô độc. Thiên tài Stephen Hawking năm 2014 cũng từng cảnh báo con người cần suy xét cẩn thận trước khi “ban” cho máy móc trí thông minh: “Chúng sẽ tự hoạt động, tự thiết kế lại bản thân với tốc độ không tưởng. Con người, bị giới hạn với sự tiến hóa sinh học chậm chạp, sẽ không thể tranh đua nổi và sẽ bị áp đảo”. Trả lời hãng tin BBC, nhà khoa học nổi tiếng người Anh cũng bày tỏ mối lo ngại rằng: “Một siêu trí tuệ nhân tạo sẽ dư sức hoàn thành các mục tiêu nó đề ra. Nếu các mục tiêu này mâu thuẫn với con người, chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn”.

Tỉ phú Bill Gates cũng nằm trong số những nhà tiên phong về công nghệ lo ngại AI thay đổi thế giới: “Ban đầu máy móc có thể chỉ giúp việc cho chúng ta và không phải siêu trí tuệ. Nếu quản lý tốt thì đây là điều tích cực. Nhưng chỉ vài thập niên sau, trí tuệ đó sẽ đủ mạnh để khiến chúng ta lo lắng. Tôi tán đồng ý kiến của Elon Musk”.

Trong khi tỉ phú Elon Musk (trái) bi quan về việc AI sẽ đe dọa nhân loại, nhà sáng lập Facebook Mark Zuckerberg (phải) tin tưởng AI sẽ nâng tầm con người. Ảnh: BIGTHINK

Thông minh đến mức nguy hiểm

Các nhà nghiên cứu của Facebook mới đây đã dừng phát triển một hệ thống AI sau khi phát hiện hệ thống này tự tạo ra một hệ thống ngôn ngữ giao tiếp riêng. Theo trang Digital Journal, trong một lần trao đổi thông tin, hai chương trình AI mà Facebook đang phát triển là Bob và Alice đã từ bỏ các quy tắc ngữ pháp tiếng Anh và trao đổi bằng những cấu trúc câu rối loạn đến vô nghĩa. Các nhà nghiên cứu nói rằng cuộc trao đổi thông tin trên tưởng chừng vô nghĩa nhưng thật sự đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Họ lưu ý rằng việc Bob và Alice lặp lại các từ và cụm từ một cách vô tổ chức là một ngôn ngữ riêng. Trong cuộc trò chuyện đặc biệt này, họ tin rằng hai chương trình trên đang thảo luận về số lượng mỗi phần việc mà chúng nên thực hiện.

Các công nghệ AI sẽ hoạt động theo nguyên tắc “khen thưởng”, mà theo đó chúng mong đợi khi thực hiện một hành động nào đó, nó sẽ mang lại cho chúng “lợi ích”. Dhruv Batra, một nhà nghiên cứu tại Học viện công nghệ Georgia, từng làm việc tại nhóm Facebook AI Research (FAIR), cho biết trong thí nghiệm này sẽ không có “phần thưởng” nào nếu tiếp tục sử dụng tiếng Anh. Do đó, hệ thống AI sẽ tự tìm ra một giải pháp hiệu quả hơn để thay thế. “Các chương trình này sẽ quên dần những ngôn ngữ dễ hiểu và tự tạo ra các mã ký cho chính chúng. Nó không khác mấy cách con người tốc ký” - Batra lưu ý.

Facebook muốn các chương trình AI giao tiếp bằng tiếng Anh đơn giản, một phần bởi họ mong muốn chúng có thể giao tiếp với con người. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Facebook thừa nhận rằng họ thật sự không hiểu các ngôn ngữ mà AI tự phát minh ra. Điều này phần nào dấy lên lo ngại các AI sẽ sử dụng ngôn ngữ riêng và một ngày nào đó các robot có thể giao tiếp bí mật, nổi loạn và quay lưng chống lại con người. Đây chính là lý do khiến các nhà nghiên cứu Facebook phải dừng phát triển hệ thống AI này, theo Forbes.

Một con robot có tên TOPIO chơi bóng bàn tại triển lãm robot quốc tế (IREX) ở Tokyo hồi năm 2009. Ảnh: HUMANROBO

Cách mạng trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển ở những nước đang phải đối mặt với sự già hóa và giảm kỷ lục dân số. Ảnh: AP

Cách mạng của tiềm năng vô hạn

Dù phải ra quyết định “giết” hai chương trình AI “nổi loạn” trên, ông chủ của Facebook là tỉ phú Mark Zuckerberg vẫn tỏ ra lạc quan về tiềm năng vô hạn của các siêu trí tuệ nhân tạo. Cuối tháng qua, tỉ phú trẻ tuổi người Mỹ đã đăng đàn phản pháo các lo ngại của Elon Musk, gọi những người phản đối AI đã “làm lố về các viễn cảnh tận thế”, lan tỏa sự sợ hãi và đã hành động “vô trách nhiệm”. CEO của Facebook cũng khẳng định bản thân mình rất lạc quan về tương lai của AI. “Công nghệ có thể được dùng cho việc tốt lẫn việc xấu. Quan trọng là ta phải cẩn thận, xây dựng như thế nào, công nghệ gì và sử dụng ra sao” - Mark Zuckerberg khẳng định.

Theo ông Rob Subbaraman, nghiên cứu về kinh tế châu Á tại Viện Nomura, trí tuệ nhân tạo và các loại công nghệ hiện đại khác có thể phát triển ở những nước còn đang thiếu hụt lực lượng lao động trẻ bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. “Nếu như chúng ta không coi trọng trí tuệ nhân tạo, các loại robot và các phương thức để bù đắp vào sự thiếu hụt nguồn lao động trẻ thì chúng ta sẽ làm chậm lại sự phát triển tiềm năng vô hạn” - ông Subbaraman chia sẻ với CNBC.

Ông Subbaraman cũng nhắc đến Nhật Bản như là một đất nước lý tưởng cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo phát triển: “Vì Nhật Bản đang phải đối diện với khủng hoảng dân số già hóa và giảm kỷ lục trong những năm vừa qua, vì thế nước này rất cần các loại máy móc và công nghệ AI để thay thế nguồn lực lao động hiện tại”. Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã mạnh dạn tuyên bố rằng chính phủ của ông không hề e sợ trí tuệ nhân tạo và loại công nghệ này có thể giúp Nhật Bản phát triển.

Một lập luận thường thấy để phản bác lại nỗi sợ trí tuệ nhân tạo là công nghệ này sẽ tạo ra những ngành công nghiệp và công việc mới. Ông Subbaraman cũng nhấn mạnh điều quan trọng là các chính phủ sẽ cần phải đào tạo lại các công nhân để họ có những kỹ năng cần thiết cho các công việc sắp tới. “Các chính phủ cần phải hướng tới tương lai và bắt đầu hành động ngay bây giờ về đào tạo lại công nhân, khuyến khích sự linh hoạt của lao động, chi tiêu thêm ngân sách tài chính của họ vào việc này” - ông Subbaraman cho biết.

Trên toàn cầu, AI có thể thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tăng thêm 14% vào năm 2030, tương đương với 15,7 ngàn tỉ USD, công ty kiểm toán chuyên nghiệp PwC cho biết trong một báo cáo tháng 6-2017. Năng suất lao động được cải thiện sẽ chiếm hơn một nửa tổng lợi ích kinh tế từ AI từ giữa năm 2016 đến 2030, theo PwC. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng AI bên ngoài các lĩnh vực công nghệ vẫn còn đang ở giai đoạn thử nghiệm, theo tập đoàn tư vấn McKinsey.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…