SÀI GÒN NHỮNG CÁI ĐẦU TIÊN, NHẤT - BÀI 5

Nhà hát đầu tiên ở Sài Gòn

Cách đây 20 năm, tôi bắt đầu tìm hiểu về một số công trình kiến trúc cổ tại Sài Gòn. Để có được nguồn tư liệu này, tôi đã tìm đến Chương trình Bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị TP do kiến trúc sư (KTS) Lê Quang Ninh phụ trách để nhờ giúp đỡ. Tôi đã được các KTS trẻ ở đây nhiệt tình hỗ trợ với nhiều tư liệu giá trị mà họ có được từ nguồn lưu trữ của chế độ cũ và thậm chí họ còn sang Pháp để tiếp cận được cả các tư liệu gốc còn lưu trữ ngay tại Paris. Cũng rất tình cờ, đây là thời điểm chuẩn bị cho kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TP.HCM nên Nhà hát TP được đóng cửa để phục chế lớn, trả lại nguyên trạng như ban đầu, nhiều KTS của chương trình tham gia vào dự án này. Tôi còn được các anh thông tin và mời đến chứng kiến nhiều cột mốc cũng như các phát hiện mang tính lịch sử trong quá trình phục chế lại Nhà hát TP.

Chính nhờ may mắn đó mà tôi có dịp chứng kiến khá tường tận cuộc lột xác cuối thế kỷ 20 của Nhà hát TP và cảm nhận được sự thay đổi nhiều lần từ công năng cho đến nhan sắc của công trình, Nhà hát TP giống như một nàng thiếu nữ đẹp nhưng cuộc đời lại lắm truân chuyên.

Đứa con bị ghẻ lạnh

Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, cụ Vương Hồng Sển đã cho biết ngay từ năm 1863, chỉ sau khi chiếm được thành Gia Định tầm bốn năm, Pháp đã đưa đoàn hát đầu tiên từ chính quốc sang biểu diễn phục vụ cho quan chức, sĩ quan, binh lính Pháp tại Sài Gòn. Do lúc đó chưa có rạp nên đoàn hát diễn tạm ở nhà gỗ của thủy sư đề đốc La Grandière, tại nơi gọi là Công trường Đồng Hồ (Place de l’Horloge) (góc Nguyễn Du - Đồng Khởi hiện nay).

Nhận thấy nhu cầu giải trí của người Pháp tăng cao, nhà hát được xây tạm tại lô đất đường Catinat, là chỗ khách sạn Caravelle bây giờ. Sau đó một thời gian bắt đầu khởi công xây dựng Nhà hát lớn vào năm 1898.

Bên trong Nhà hát TP.HCM.

Mặc dù là một công trình để phục vụ cho người Pháp nhưng dự án lại không được chính người Pháp ở Sài Gòn ủng hộ, thậm chí rất nhiều ý kiến phản đối vì cho rằng nhà hát nhỏ (chưa đầy 600 ghế) mà chi phí lại quá lớn, tiêu tốn tới 2.500.000 francs nhưng dự án vẫn cứ được triển khai vì ông thị trưởng Paul Blanchy nghĩ khác. Ông cho rằng một TP lớn như Sài Gòn phải có nhà hát lớn dùng cho hoạt động văn hóa, xứng đáng với vị thế của nó.

Sau khi khánh thành, nhà hát được người dân Việt gọi là nhà hát Tây, vì chỉ biểu diễn cho Tây bởi các đoàn hát Tây. Việc mời các đoàn hát từ Pháp qua lấy từ ngân sách TP nên bị phản đối, thành ra ít biểu diễn, nhiều người muốn nhà hát trở thành nơi hòa nhạc. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, nhà hát hầu như bị bỏ không vì người Pháp ít có dịp tổ chức hay đi xem. Ngoài ra, năm 1944 nhà hát bị máy bay Đồng minh ném bom trúng hư hại, phải tu sửa khá lâu.

Cũng vì quá vắng và ít hoạt động trong bốn năm Thế chiến lần thứ I mà đến năm 1918, chính quyền TP đã cho phép Nhà hát lớn làm nơi trình diễn cho cả người Việt và nhờ vậy ngày 18-11-1918, lần đầu tiên người Việt Nam tổ chức biểu diễn tại Nhà hát TP với một màn trình diễn kịch pha cải lương.

Nhưng ngay cả việc có thêm các chương trình của người Việt cũng không cứu vãn được sự vắng vẻ, vì “khách ăn chơi bị các hộp đêm, quán ăn có nhạc, có khiêu vũ giúp vui thu hút gần hết, còn một mớ khác lại thích cine, chớp bóng nói, vừa lạ vừa hấp dẫn hơn” (Vương Hồng Sển).

Dung nhan theo thời gian

Khởi thủy có ba KTS đã nộp đồ án dự thi: Ferret, Genêt và Berger và Ferret đã thắng. Công trình được giao cho KTS Guichard thi công. Trên một diện tích xây dựng gần 3.200 m2, nhà hát được thi công một trệt, hai lầu với kiến trúc mặt tiền cũng như các họa tiết hoa văn khá giống bảo tàng Petit Palais tại Paris khánh thành cùng năm đó. Ngoài sân khấu chính với gần 600 chỗ ngồi, rạp được trang bị hệ thống ánh sáng hiện đại. Các họa tiết trang trí lẫn vật liệu xây dựng chính đều được đặt hàng sản xuất và vận chuyển từ Pháp qua.

Với kiến trúc kiểu cổ, với các phù điêu hoa văn và nhiều họa tiết, cùng với hai pho tượng nữ thần bán khỏa thân trước cửa vào theo phong cách Phục Hưng, dù nhận được nhiều lời khen nhưng sau này cũng không ít ý kiến chỉ trích là chi tiết rườm rà, nệ cổ… thế nên đến năm 1943 có đợt tu sửa lại nhà hát, rất nhiều họa tiết trang trí và cả hai pho tượng lớn cũng bị tháo dỡ nhằm tạo nên một bộ mặt hiện đại, trẻ trung và tươi mới cho Nhà hát TP.

Sau 1954, Nhà hát TP được chuyển công năng thành Tòa nhà Quốc hội, rồi Hạ nghị viện sau đó của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Người ta phải thay đổi lại bộ mặt cho phù hợp với công năng mới, các họa tiết hoa văn nhỏ tiếp tục bị dỡ hẳn, hàng cột tròn bị phá bỏ. Phần họa tiết trang trí hoa văn trên cửa đi vào được thay đổi thành các đường kẻ sọc ngang gây cảm giác như kinh tuyến và vĩ tuyến trên địa cầu. Lối kiến trúc tạo đường nét vuông vức để phù hợp với vị thế của một trụ sở hội họp chính trị.

Hơn 40 năm sau, kế hoạch phục chế Nhà hát TP lại quyết định phục dựng như nguyên bản ban đầu, tức là trả lại các hoa văn và tượng y như cũ. Sau 100 năm tồn tại và thay đổi, nay dung nhan của Nhà hát TP đã quay trở lại đẹp như thuở thanh xuân.

Trả lại đúng công năng của nhà hát

Được tạo ra với mong muốn thành nơi biểu diễn nghệ thuật sân khấu, đã có lúc vì vắng vẻ mà nhà hát đã bị đề nghị biến trở thành nơi hòa nhạc. Lần chuyển công năng lớn nhất chính là biến thành Hạ nghị viện giai đoạn 1955-1975, suốt 20 năm Nhà hát TP chỉ làm công việc phục vụ chính trị.

Sau 1975, nhà hát được trả lại công năng cũ là biểu diễn các chương trình nghệ thuật sân khấu, hòa nhạc, thậm chí cả biểu diễn xiếc… nhưng lại vẫn tiếp tục bị kèm thêm công năng phụ để phục vụ chính trị, đó là dùng để làm các cuộc hội họp, mít-tinh chính trị thường xuyên.

Nhiều chuyên gia đã lên tiếng không đồng tình vì cho rằng việc tổ chức hội họp chính trị trong khuôn viên của một nhà hát là không phù hợp, chưa kể nếu có chương trình biểu diễn ban đêm mà ban ngày dùng hội họp thì chương trình không thể tập dợt, phối hợp với nhau vì mất chỗ. Thậm chí ngay cả khi TP đã xây Hội trường Thành ủy trên đường Võ Thị Sáu rất rộng rãi, khang trang và hiện đại thì nơi đây vẫn thường xuyên bị để không mà người ta vẫn cứ tổ chức hội họp ở Nhà hát TP. Có người lý giải rằng các đại biểu thích họp ở Nhà hát TP hơn vì ngoài vị trí ở ngay trung tâm TP còn do khi thiết kế nhà hát đã làm cao hơn nền đường 2 m với hàng tam cấp mấy chục bậc ngay trước cửa chính. Khi tan họp bước ra, từ vị trí trên cao này nhìn ra bao quát cả một tầm nhìn rộng lớn công viên hướng về đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ, nhìn dòng xe xuôi ngược trục đường Đồng Khởi với chung cư Eden, khách sạn Continental với Caravelle… bao quanh tạo nên một tầm nhìn cực đẹp hiếm có. Thú thật là tôi cũng không biết lý do này có đúng thật không nhưng cũng chưa tìm ra lý do nào khác.

Đến khi hoàn thành việc phục chế nhà hát năm 1998, các cuộc hội họp chính trị đã không còn được tổ chức tại đây nữa. Lý do là hai pho tượng nữ thần bán khỏa thân bằng đá trước cửa nhà hát đã được phục chế, trả lại không gian nhà hát đúng với công năng biểu diễn nghệ thuật, không phù hợp với mục đích chính trị nữa.

Tôi vẫn còn nhớ cuộc điện thoại gọi tới của các KTS trẻ với giọng nói đầy vẻ vui mừng, nhắn tôi tới ngay Nhà hát TP để chứng kiến một điều vô cùng đặc biệt: Đó là khi những người thợ bắt đầu đập bỏ lớp phù điêu trang trí ở mặt trước của nhà hát, họ đã ngỡ ngàng khi những lớp vữa và gạch rơi xuống thì phía sau đã lộ ra một lớp phù điêu khác còn nguyên vẹn.

Thì ra khi tu sửa Nhà hát TP năm 1955, những KTS lúc đó đã không nỡ đập bỏ lớp phù điêu nguyên thủy hay dùng vữa đắp đè lên nó mà họ chọn giải pháp xây một bức tường cách phù điêu cũ 20 cm để giữ gìn nguyên trạng. Có lẽ họ cũng hình dung một ngày nào đó trong tương lai, nếu nhà hát được phục chế như cũ thì hậu thế không phải mất công sức lẫn tiền bạc cho lớp phù điêu này.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…