‘Thập kỷ vàng’ Trung Quốc-Anh

Trong chuyến công du kéo dài bốn ngày của ông Tập Cận Bình (từ ngày 19 đến 23-10), hai nền kinh tế xếp thứ hai và thứ năm thế giới là Trung Quốc (TQ) và Anh đã ký kết một loạt thỏa thuận kinh tế lớn. Lãnh đạo hai quốc gia đã hết lời ca ngợi “một thời kỳ mới của các mối quan hệ ngày một phát triển giữa hai nền kinh tế”. Họ cố không nhấn mạnh đến những mối lo ngại về an ninh và căng thẳng giữa hai nước về ngành công nghiệp thép.

Chuyến đi tỉ đô của ông Tập Cận Bình

Theo hãng tin Bloomberg, trong những thỏa thuận kinh tế đạt được trong khuôn khổ chuyến công du lần này của ông Tập, nổi bật nhất là thỏa thuận đầu tư năng lượng hạt nhân giữa hai nước.

Tờ The Guardian cho biết Tổng Công ty Năng lượng Hạt nhân TQ (CGN) đã đồng ý mua lại 33,5% cổ phần của dự án nhà máy điện hạt nhân Hinkley tại Anh. Dự án Hinkley, với tổng giá trị lên đến hơn 27,8 tỉ USD, được đánh giá là nhà máy điện hạt nhân “đắt đỏ” nhất từ trước đến nay. Đây cũng đồng thời là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên xây dựng tại Anh trong gần ba thập kỷ qua.

Phát biểu tại buổi họp báo chung ở London, Thủ tướng Anh David Cameron đã ca ngợi thỏa thuận này như một sự kiện lịch sử và nhấn mạnh quyết tâm “đưa mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới”.

Hãng xe Rolls-Royce cũng ký một cam kết trị giá gần 3,7 tỉ USD với Tập đoàn HNA của TQ trong ngành phát triển động cơ. Gã khổng lồ trong ngành công nghiệp dầu và khí đốt của Anh là Tập đoàn BP cũng đã ký với TQ một loạt thỏa thuận hợp tác với tổng giá trị lên đến gần 18,5 tỉ USD. Hai bên cũng đạt được nhiều “thỏa thuận tỉ đô” khác trong các lĩnh vực du lịch, đóng tàu và bảo hiểm y tế.

Hồi đầu tuần này chính phủ Vương quốc Anh đã tuyên bố chuyến viếng thăm của nhà lãnh đạo TQ có thể mang đến cho nước này hơn 30 tỉ bảng Anh (tương đương 46,1 tỉ USD) và tạo ra hơn 3.900 việc làm cho người dân nước này. Tổng giá trị kinh tế mà chuyến công du bốn ngày của ông Tập Cận Bình mang lại có vẻ đã vượt xa khỏi những ước đoán ban đầu của chính phủ Anh.

Nữ hoàng Anh Elizabeth  và ông Tập Cận Bình trong buổi yến tiệc tại Cung điện Buckingham. Ảnh: WPA

Ngay cả cựu cố vấn thân tín của Thủ tướng David Cameron cũng lên tiếng chỉ trích những bước đi thực dụng hiện nay của chính phủ Anh. Ảnh: REX

Lãnh đạo Anh và Trung Quốc tuyên bố quan hệ hai nước đang bước vào giai đoạn “thập kỷ vàng”. Ảnh: REUTERS

“Xoay trục” táo bạo và cần thiết

Có những ý kiến cho rằng Anh thực chất không quá cần đến những khoản đầu tư từ TQ để thực hiện các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tốn kém của mình. Nhưng tương tự quyết định gia nhập vào AIIB gây nhiều tranh cãi hồi đầu năm 2015, những hợp đồng thương mại giữa Anh và TQ lần này không chỉ đơn thuần nhắm đến các lợi ích kinh tế ngắn hạn. Đúng như những gì mà thủ tướng Anh đã tuyên bố, những hợp đồng thương mại khổng lồ ký kết lần này chỉ là một phần trong chiến lược đưa mối quan hệ Anh và TQ bước vào “thập kỷ vàng” của hai nước.

Chỉ ba năm trước, vào năm 2012, khi vấn đề Đạt Lai Lạt Ma đẩy mối quan hệ Anh-TQ vào tình trạng “đóng băng”, ít ai có thể ngờ chính ông Cameron sẽ trở thành “đạo diễn chính” trong bước thay đổi chính sách đối ngoại đột phá nhất của Anh kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay - một sự “xoay trục” sang TQ. Theo trang The Guardian, nước Anh giờ đây không thể làm ngơ trước hiện thực rằng Mỹ - đồng minh truyền thống về kinh tế giờ đây đang mất dần sức hút, trong khi kinh tế của TQ vẫn đang trỗi dậy mạnh mẽ.

Kể từ năm 2005, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, rồi tiếp đó là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã đẩy mức tăng trưởng của các nước phương Tây về cận mức không, đẩy các chính phủ vào tình cảnh ngập trong nợ công và đưa nền kinh tế thế giới ngày một phụ thuộc nhiều hơn vào sự tăng trưởng và nguồn vốn không có dấu hiệu dừng lại của TQ. Nền kinh tế TQ đã được dự đoán sẽ gấp đôi nền kinh tế Mỹ vào năm 2030 nếu tiếp tục giữ vững “phong độ” như hiện nay. Nước Anh không muốn đánh mất cơ hội tận dụng sự tăng trưởng kinh tế từ TQ làm đòn bẩy cần thiết về dài hạn.

Đầu tháng 3-2015, bất chấp những chỉ trích và cảnh báo từ phía Mỹ, chính phủ của ông Cameron vẫn quyết định trở thành cường quốc phương Tây đầu tiên nộp đơn xin làm thành viên của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) do TQ đứng đầu.

Không dừng tại đó, London cũng trở thành một trong những thị trường tài chính tiên phong cho bán trái phiếu đồng nhân dân tệ ở nước ngoài. Trước chuyến công du của ông Tập một tháng, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborn cũng đã có chuyến thăm TQ và khẳng định mong muốn đưa nền kinh tế lớn nhất châu Á này thành đối tác thương mại lớn nhất của Vương quốc Anh trong vòng một thập kỷ tới.

Không hẳn “cơm lành canh ngọt”

Tuy nhiên, không phải tất cả người dân Anh đều sẽ cảm thấy hài lòng trước “thời kỳ vàng” này. Nhà sản xuất thép lớn nhất nước Anh - Tata Steel tuần qua đã đổ lỗi việc công ty này phải cắt giảm gần 1.200 việc làm là do các công ty TQ đang cho xuất khẩu ồ ạt thép giá rẻ, chiếm lĩnh gần một nửa thị trường thế giới.

Ông Evan Medeiros, trưởng nhóm nghiên cứu về châu Á của tổ chức Euroasia Group và từng là cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhận định nước Anh dường như đang sai lầm trong cách tiếp cận của họ đối với TQ. Medeiros đánh giá: “Trong việc điều chỉnh mối quan hệ với một TQ đang trỗi dậy, nếu như bạn nhượng bộ trước áp lực của TQ, chắc chắn TQ sẽ tạo thêm nhiều áp lực hơn nữa. London đang chơi trò thỏa hiệp chiến lược để đổi lấy những lợi ích về kinh tế. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là sự thỏa hiệp này cuối cùng có thể sẽ mang đến nhiều rắc rối”.

Không chỉ có giới phân tích chính sách tại Mỹ cảm thấy bất đồng trước sự “nồng ấm” mà chính quyền ông David Cameron dành cho TQ, ngay cả Steve Hilton - cựu cố vấn của nhà lãnh đạo Anh cũng lên tiếng chỉ trích những quyết định của ông Cameron. Theo tờ The Guardian, Steve Hilton đã mạnh mẽ chỉ trích động thái của Anh đối với chuyến thăm của ông Tập Cận Bình là “nỗi hổ thẹn tồi tệ nhất” của quốc gia từ năm 1970 đến nay.

Kinh tế Anh-Trung Quốc qua những con số

Theo thống kê của The Guardian, trong khi lượng xuất khẩu từ Anh đến các thị trường lớn khác tại Mỹ và châu Âu từ năm 2004 đều có chiều hướng suy giảm, lượng xuất khẩu sang TQ vẫn tăng đều đặn từ 1,3% lên 4,8%.

Ở chiều ngược lại, Anh cũng là địa điểm đầu tư được các công ty TQ ưa thích nhất tại khu vực. Theo Tập đoàn Rhodium và hãng tư vấn Baker McKenzie, lượng đầu tư từ TQ vào Anh trong năm 2014 đã lên đến gần 5,1 tỉ USD, nhiều hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào.

Tổng mức đầu tư từ TQ vào Anh trong 14 năm qua đã đạt trên 16 tỉ USD, lớn hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác của châu Âu như Đức (8,4 tỉ USD), Pháp (8 tỉ USD) và Bồ Đào Nha (6,7 tỉ USD).

“Kiến trúc sư trưởng” là ai?

Trang The Guardian bình luận nhân tố tác động lớn nhất đối với quyết định đẩy mạnh “thời kỳ vàng” giữa Anh và TQ chính là Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne. Trong chuyến viếng thăm đến TQ vào tháng 9-2015, vị bộ trưởng này đã được truyền thông TQ đánh giá cao vì cách tiếp cận “thực dụng” và thái độ “khiêm tốn” của ông.

Michel Hockx, Giám đốc Học viện TQ tại ĐH London, nhận định chính sách gây cảm tình của George Osborne được thể hiện rõ nhất khi ông sẵn sàng bỏ qua tất cả bất đồng về quan điểm giữa hai nước để viếng thăm khu vực Tân Cương, TQ. Động thái này dù bị chỉ trích mạnh mẽ bởi truyền thông Anh đã tạo nên một ấn tượng mạnh đối với Bắc Kinh. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu còn mô tả ông Osborne như “vị quan chức phương Tây đầu tiên trong vài năm trở lại đây sẵn sàng nhấn mạnh tiềm năng hợp tác kinh tế khu vực, thay vì tìm kiếm những sai lầm trong vấn đề nhân quyền”.

Cũng chính Osborne trong chuyến công du đó đã đề cập việc hợp tác lâu dài trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân giữa Anh và TQ - tiền đề quan trọng do khoản đầu tư khổng lồ của TQ vào dự án Hinkley ngày 21-10 vừa qua. Trong tầm nhìn được Osborne đề ra, TQ đến năm 2025 sẽ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Anh, chỉ xếp sau Mỹ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

 Bà Ly Sa trong cuộc vận động đồng bào dân tộc H’Mông xóa bỏ các hủ tục, trong đó có vấn nạn tảo hôn.

Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn

(PLO)- Cuộc chiến chấm dứt nạn tảo hôn là chìa khóa căn cơ để giải quyết hệ lụy là đói nghèo, trẻ em bỏ học, chất lượng dân số thấp kéo dài qua nhiều thập niên ở huyện Mường Lát (Thanh Hóa).
Ép con lấy chồng cận huyết

Ép con lấy chồng cận huyết

(PLO)- Tuổi 15, Sùng Thị Tú ở xã Trung Lý, huyện vùng cao biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã bị chính mẹ ruột của mình ép lấy người cậu họ.
Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

Tết tại bệnh viện dã chiến ở Nam Sudan

(PL)- Dù đón một cái Tết xa nhà nhưng bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam tại Nam Sudan cũng tổ chức nấu bánh chưng, trang trí mai, đào rộn ràng không khí Tết.
Đến Campuchia truy tìm MH370

Đến Campuchia truy tìm MH370

(PL)- Đội tìm kiếm người Anh nói rằng họ đã may mắn “thoát chết” trong quá trình tìm kiếm bất thành và sẽ trở về Anh hôm nay.
Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

Phía sau 17.000 tỉ cho từ thiện của Châu Nhuận Phát

(PL)- Thiên vương điện ảnh nói sẽ tặng toàn bộ tài sản tương đương 17.000 tỉ đồng cho từ thiện vì: “Số tiền đó vốn không phải của chúng ta. Chúng ta đi vào thế giới này bằng hai bàn tay trắng và ra đi cũng như thế”.
Bán nhà, cưu mang con nuôi

Bán nhà, cưu mang con nuôi

(PL)- Hơn bốn năm nhận nuôi đứa trẻ mang căn bệnh quái ác, chị Trần Phương Lan đã đánh đổi gần như tất cả. Ngày 9-10 vừa qua, chị là một trong 10 nhân vật được UBND TP Hà Nội công nhận là “Công dân ưu tú thủ đô 2018”.
Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

Mỹ-Anh-Pháp-Đức và khả năng đánh Syria

(PL)- Mỹ-Anh-Pháp-Đức bàn kế hoạch đánh Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học khi tấn công tổng lực tỉnh Idlib - cứ điểm cuối cùng của phe nổi dậy.
Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

Jack Ma nghỉ hưu non đi làm giáo dục

(PL)- Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, tỉ phú Jack Ma, cho biết đang dành nhiều thời gian và tài sản hơn để làm từ thiện với mong muốn thành lập một quỹ từ thiện tập trung vào giáo dục.
Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

Chạm mặt nhà vua giữa vùng biên giới

(PL)- Trước khi gặp được những chiến binh săn đầu người, tôi đã chạm mặt nhà vua của bộ tộc Konyak trong “cung điện hoàng gia” nằm giữa hai nước Ấn Độ-Myanmar kỳ lạ, ngỡ ngàng…