Agribank: Nỗ lực xử lý nợ xấu

Sau hơn ba năm tái cơ cấu với trọng tâm giải quyết nợ xấu, Agribank đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp kể cả đề nghị cơ quan pháp luật hỗ trợ trong công tác xử lý nợ.

Nhiều vướng mắc khi thu hồi nợ

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan khiến thời gian xử lý phải kéo dài. Thêm vào đó tình hình kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn, Ngân hàng Nhà nước áp dụng chuẩn mực mới về phân loại nợ chặt chẽ hơn, các khoản nợ hết thời hạn cơ cấu tiếp tục chuyển thành nợ xấu làm cho áp lực nợ xấu càng trở nên bức thiết.

Thời gian qua, việc xử lý nợ xấu gặp phải nhiều khó khăn trong xử lý các vụ việc có yếu tố hình sự. Khi chuyển điều tra hình sự, khách hàng ngừng trả nợ, tài sản bảo đảm xuống cấp và suy giảm giá trị. Tuy nhiên, Agribank không được chủ động xử lý các tài sản liên quan đến vụ án, dẫn đến tỷ lệ thu hồi tài sản thấp, có khoản vay hầu như không thu được nợ.

Agribank vững nội lực để vươn cao.

Ông Trịnh Ngọc Khánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, chia sẻ: Công cuộc xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc như nhiều tài sản thế chấp cần phải bổ sung và hoàn thiện các hồ sơ; nhiều con nợ chây ì, thiếu hợp tác, tìm cách tẩu tán tài sản; các tòa dân sự quá tải, thủ tục phức tạp, kéo dài.

Quá tải!

Số lượng các vụ việc do Agribank chủ động khởi kiện ra tòa án dân sự các cấp lên đến mức hơn 6.800 vụ là một con số quá tải ngay với cả cơ quan tòa án. Điều này dẫn đến tình trạng thụ lý, giải quyết nhiều vụ án kéo dài, khó khăn trong việc thu hồi nợ. Tổng giá trị tranh chấp là 41.763 tỷ đồng, đến nay mới giải quyết được hơn  5.270 tỷ đồng, còn phải giải quyết là 36.489 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công tác thi hành án nhiều phức tạp, có vụ tới 4, 5 năm vẫn chưa thi hành xong. Nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá trên 10 lần vẫn không thành. Agribank cho biết đã thường xuyên làm việc với cơ quan thi hành án. Mặt khác, không thể phủ nhận là hệ thống cơ chế pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, xử lý tài sản thế chấp, nợ xấu chưa cụ thể rõ ràng, thiếu đồng bộ. Điều này gây khó khăn ngay cả với việc tiếp tục cho vay đối với khách hàng có nợ đã xử lý rủi ro, nợ đã bán cho VAMC để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng sau khi bán nợ.

Quyết liệt triển khai các phương án

Không chỉ khó khăn trong thủ tục xử lý nợ, nguồn lực tài chính để tự xử lý nợ xấu cũng là một thách thức vô cùng khó khăn đối với Agribank. Bởi ngân hàng này luôn phải đi đầu trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo chỉ đạo của Chính phủ. Theo đó, nguồn vốn cho vay do Agribank tự cân đối nhưng lãi suất cho vay thì thực hiện theo quy định của Chính phủ (với mức lãi suất trần áp dụng trong từng thời kỳ).

Việc giải quyết các khó khăn của Agribank là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để ngân hàng có thể duy trì được cả hai vai. Đặc biệt là gánh nặng tín dụng chính sách cho nền kinh tế ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực tế những nơi này cũng đang rất cần các chính sách, các khâu đột phá, bao gồm cả chính sách tín dụng để ngành nông nghiệp tái cơ cấu thành công. Agribank cần cơ chế, cần sự chia sẻ của các ngành, các cấp để sớm xử lý dứt điểm tồn tại, vững tin một chặng đường mới.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.