Chụp ảnh chính chủ SIM là học kinh nghiệm Pakistan?

 Đăng ký lại như Pakistan, Thái Lan, Campuchia

Lật lại quá trình xây dựng Nghị định 49/2017, trong dự thảo tờ trình của Bộ TT&TT về dự thảo nghị định này đã trình bày rõ: “Hơn 75% số thuê bao trả trước hiện có thông tin sai, không có cách nào để phát hiện thông tin SIM có chính chủ hay không, cũng cần bổ sung một số thông tin chưa có sẵn trong cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp theo yêu cầu của Bộ Công an, nên để có được một cơ sở thực sự đáng tin cậy từ nay về sau thì buộc toàn bộ các thuê bao di động trả trước phải triển khai cung cấp lại thông tin.

Thời gian gần đây một số nước có tỉ lệ thuê bao trả trước cao như ta (như Pakistan, Thái Lan, Campuchia) cũng đã triển khai đăng ký lại toàn bộ như vậy”.

Giải thích rõ hơn về nhu cầu phải xác thực người cầm CMND đúng với người có tên trên CMND, bộ này phân tích hai loại thông tin sai trong dữ liệu thông tin thuê bao. Có hai loại sai, một là thông tin không hợp lệ (gần như sai hoàn toàn, không phải là CMND, chỉ nhập đại vài ba thông tin không có thật). Hai là có CMND nhưng CMND giả được làm bằng phần mềm, máy in.

Đặc biệt là trường hợp CMND thật nhưng không khớp với người đăng ký, hiểu nôm na là anh A cầm CMND anh B để đăng ký.

Bộ này phân tích trong tờ trình dạng “cầm nhầm CMND” là không thể phát hiện. Để kiểm tra, phát hiện dạng sai này, rất cần có sự hỗ trợ của cơ sở dữ liệu CMND để đối soát mỗi khi người sử dụng đăng ký sử dụng dịch vụ, như kinh nghiệm một số nước (Pakistan, UAE)”.

Đã lường trước

Bộ TT&TT hoàn toàn lường trước phản ứng của người dân. Trong tờ trình, bộ này lên kế hoạch “ứng phó”:  “Với quy định phải cung cấp lại thông tin đối với toàn bộ các thuê bao trả trước, chắc chắn là những thuê bao hiện đang có thông tin đúng sẽ phản ứng.

Nếu các doanh nghiệp huy động tốt nguồn lực và triển khai các giải pháp kỹ thuật hiệu quả để triển khai rộng rãi các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông lưu động thì sẽ tạo điều kiện rất tốt và sẽ được sự hưởng ứng của người dân”.

“Một bộ phận người dân và xã hội có thể phản ứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên trách nhiệm cung cấp thông tin cá nhân khi sử dụng dịch vụ viễn thông đã quy định rõ ràng tại Luật Viễn thông… Nếu được tuyên truyền tốt và tạo điều kiện tốt (ví dụ tổ chức đăng ký lại thông tin gần nhà, tại nhà) thì đa phần người dân sẽ hợp tác” - bộ này trình bày.

Khi góp ý cho dự thảo nghị định này, VNPT đã cho rằng cần xem xét quy định "Kiểm tra giấy tờ của tổ chức, cá nhân là đúng của tổ chức, cá nhân đến thực hiện giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung" vì việc xác định thật, giả là rất khó. Doanh nghiệp chỉ có thể bảo đảm việc ghi đúng, đầy đủ thông tin theo các giấy tờ mà thuê bao xuất trình mà thôi.

Giải trình cho quy định này, Bộ TT&TT đã giải thích: Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo đảm tính chính xác của thuê bao di động trước khi cho phép hòa mạng. Quy định như vậy chỉ yêu cầu nhân viên so sánh thông tin/ảnh trong giấy tờ đúng là của cá nhân, tổ chức đến đăng ký, có thể quan sát bằng mắt thường và trang bị thêm các camera giám sát, lưu lại hình ảnh người đến đăng ký để đối chiếu, chứng minh khi có yêu cầu.

Thuê bao di động trả trước chiếm 95% tổng số thuê bao. Hơn 75% số thuê bao di động trả trước có thông tin không chính xác. Theo Báo cáo số 37/BC-BCA-A68 ngày 1-2-2016 của Bộ Công an.

“Doanh nghiệp viễn thông sẽ cần nhân sự, kinh phí khá lớn”

Các nhà mạng phải chọn lọc hệ thống đại lý ủy quyền của mình để bán SIM. Nếu bán SIM cho khách mà không có CMND, có CMND nhưng không có người chứng thực (hình ảnh người đi mua SIM) thì sẽ bị xử lý.

Doanh nghiệp viễn thông sẽ cần nhân sự, kinh phí khá lớn để triển khai, chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai phạm của các điểm cung cấp dịch vụ kể cả các điểm ủy quyền, bị phạt nếu các điểm làm sai, các doanh nghiệp sẽ cần tổ chức lại hệ thống, thành lập nhiều hơn các điểm cung cấp dịch vụ của mình, lựa chọn và ký hợp đồng với các tổ chức tin cậy.

Ngoài ra, sự phát triển của các kênh, loại hình phân phối trên các lĩnh vực kinh tế hiện nay cũng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông có thể có phương án hợp tác với các doanh nghiệp có hệ thống phân phối lớn (FPT, Vingroup, Thế Giới Di Động, Mediamart,...), giảm thiểu thời gian và chi phí triển khai. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.