Gạo miền Tây 'thiếu cái người ta đang cần'

Ngày 12-12, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Xúc tiền đầu tư - thương mại và hội chợ triển lãm TP Cần Thơ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư nâng cao chuỗi giá trị thực phẩm vùng ĐBSCL tại TP Cần Thơ.

Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho rằng ĐBSCL rất trù phú, rất có tiềm lực, lúa sản xuất ra không đủ để bán chứng tỏ ĐBSCL không phải thừa gạo mà vẫn thiếu gạo nhưng lại thiếu cái người ta cần và thừa cái người ta không mua.

“Nếu chúng ta muốn có chuỗi giá trị sản phẩm thì chúng ta hãy làm ngay chuỗi giá trị sản xuất. Việc đó chúng ta phải làm đầu tiên. Chúng ta chỉ cần làm đúng chuỗi giá trị có hàng hóa thì tự nhiên sẽ có thị trường và tự nhiên chúng ta sẽ có đầu ra” - ông Bình góp ý.

Gạo miền Tây 'thiếu cái người ta đang cần' ảnh 1
Các đại biểu, chuyên gia tham gia thảo luận tại hội nghị ngày 12-12. Ảnh: NN

Tại hội nghị này có 10 tỉnh, thành của ĐBSCL gồm Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh kêu gọi đầu tư vào 54 dự án liên quan đến chế biến lương thực, thực phẩm.

Trong đó, một số dự án cần vốn đầu tư lớn như TP Cần Thơ mời gọi đầu tư vào ba dự án là Khu nông nghiệp công nghệ cao 1 và 3 và dự án khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ, vốn đầu tư ít nhất gần 8 triệu USD và nhiều nhất là 26 triệu USD.

Kiên Giang có một số dự án ưu tiên như dự án trồng rau sạch công nghệ cao, nuôi tôm nhà kính, nuôi tôm công nghiệp với nguồn vốn thấp nhất cần 5.000 tỉ đồng và cao nhất là 15.000 tỉ đồng.

Bạc liêu có dự án đầu tư các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trang trại giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và khu sản xuất) với diện tích 800 ha, vốn cần huy động là hơn 1.300 tỉ đồng…

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa lớn, hằng năm đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu.

Những năm qua hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của ĐBSCL được lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương quan tâm, tạo được những đột phá.

Tuy nhiên, những hoạt động này vẫn còn hạn chế nhất định như liên kết chưa thật sự đi vào chiều sâu, tính hiệu quả chưa cao, vốn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn thấp, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và hàm lượng giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp còn thấp.

Theo ông Phú, tính đến tháng 11-2017, ĐBSCL thu hút được 1.411 dự án có vốn FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 20 tỉ USD. Trong đó hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm 65%, còn lại là liên doanh, hợp đồng BOT, BT, hợp tác kinh doanh… Dù vậy, đến nay thu hút FDI vào ĐBSCL  thuộc mức thấp nhất cả nước. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.